Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Tham gia "Buổi tư vấn chọn trường phổ thông nội trú ở Mỹ"


    Buổi tư vấn của Virginia J. Bush & Associates châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra vào 18h - 20h, từ ngày 9 đến 12/5 tại TP HCM. 

    Nhiều gia đình chọn trường phổ thông nội trú nổi tiếng cho con với hy vọng sau này các em được nhận vào các trường đại học danh giá. Theo họ, những trường này thường có nhiều thách thức trong việc học tập. Tuy nhiên, quan điểm này có thể góp phần ảnh hưởng không tốt đến tương lai của các em. Dù danh tiếng của trường quan trọng nhưng nếu chỉ riêng tên trường nổi tiếng, phụ huynh không thể đảm bảo cho sự thành công khi học đại học hoặc tương lai sau này của con. 



Mỹ có hàng nghìn trường nội trú cho học sinh lựa chọn.

   Điều quan trọng là cách các em học tập trong trường đại học. Các trường đại học thường nhận học sinh có thành tích cao trong lớp tại những trường ít danh tiếng hơn là chọn những em có thành tích học tập tầm trung trong lớp tại những trường phổ thông có tiếng. Việc theo học tại một trường quá sức so với học sinh có thể khiến cho các em nuôi dưỡng sự nghi ngờ vào năng lực bản thân và tư tưởng thất bại. Trong khi đó, nếu các em vào học trong một môi trường không có sự khuyến khích trong học tập có thể hình thành ý thức học tập kém và tính lười nhác. Chỉ khi vào học ở môi trường phù hợp, các em sẽ nhận được sự cổ vũ, quan tâm, hoạch định và thử thách cần thiết để hình thành nhân cách và phát triển.

>>>dịch thuật nhanh

   Vậy câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra là làm sao chọn được trường phù hợp cho con em mình. Câu trả lời là cha mẹ cần hiểu rõ con em mình. Theo các chuyên gia, mỗi đứa trẻ là một thiên tài. Để biết con phù hợp với trường hay ngành học nào, cha mẹ cần biết ưu - khuyết, sở thích, mong muốn của con. Ví dụ như các em muốn được phát triển trong môi trường nào; thích học trường lớn hay nhỏ; có đam mê hoạt động ngoại khóa không...

   Khi các em đã xác định được mục tiêu của mình thì mới bắt đầu tập trung vào việc chọn trường. Tuy nhiên, việc chọn trường không hề dễ dàng bởi mỗi trường có thế mạnh, quy mô, vị trí và cộng đồng học sinh khác nhau. Ngoài ra, các trường cũng có văn hóa, đặc tính, hệ thống giá trị, mức độ nghiêm ngặt trong học tập, hoạt động ngoại khóa, cơ cấu, sự hỗ trợ và những kỳ vọng đối với học sinh khác nhau.

Jennifer Bush, Chủ tịch Công ty Virginia J. Bush & Associates châu Á - Thái Bình Dương

    Với sự giúp đỡ của bên tư vấn, các em sẽ tìm hiểu và đánh giá chính xác được nhiều trường hơn. Đơn vị tư vấn sẽ giúp các em quyết định những yếu tố cần phải xem xét trong quá trình chọn trường. Họ là những người cho học sinh những kinh nghiệm chuyên sâu và trực tiếp về các trường nội trú và làm việc sát sao với các em trong quá trình chọn trường. 

   Virginia J. Bush & Associates là một trong những công ty tư vấn giáo dục độc lập tiên phong của Mỹ với hơn 40 năm kinh nghiệm. Công ty đã hỗ trợ thành công học sinh từ hơn 40 quốc gia trên thế giới được nhận vào 145 trường phổ thông nội trú ở Mỹ. Năm vừa qua, 95% học sinh của họ được nhận và một trường hoặc hơn trong số ba trường đầu tiên nằm trong danh sách lựa chọn của học sinh.

   Virginia J. Bush & Associates châu Á - Thái Bình Dương sẽ đến Việt Nam vào 18h - 20h, từ ngày 9 đến ngày 12/5. Họ sẽ giới thiệu chi tiết về du học phổ thông nội trú ở Mỹ tại An Café - số 10 Trần Ngọc Diện, phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM. Các em gửi email đến địa chỉ jbe@virginiabush.com để đăng ký tham gia. Nếu muốn gặp trực tiếp, gửi email đến địa chỉ jbe@virginiabush.com để đặt lịch hẹn hoặc truy cập vào website virginiabush.com để biết thông tin chi tiết.

(Nguồn: Virginia J. Bush & Associates)
Xem thêm: dịch thuật nhanh, chuẩn xác.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Những thay đổi tich cực về visa giúp du học dễ dàng hơn


    Tham dự hội thảo, các bạn sẽ được cập nhật những thay đổi tích cực về visa du học Mỹ, Canada, Anh và New Zealand cũng như hướng dẫn hoàn tất hồ sơ du học. 

    Du học Mỹ, Anh, Canada, New Zealand có thể mang lại cho bạn bằng cấp quốc tế và nhiều cơ hội ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp từ một đến 4 năm. Đây là cơ hội bạn có thể tìm một công việc toàn thời gian để tích lũy kinh nghiệm cũng như một cách "thu hồi vốn" sau khi đầu tư. Bên cạnh đó, Canada và New Zealand đang có nhiều chính sách cởi mở, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tại Việt Nam có thể xin visa du học dễ dàng hơn.

    Các trường học tại Mỹ, Anh, Canada, New Zealand đều thuộc top những trường danh tiếng thế giới.


    Phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên khu vực TP Cần thơ và các tỉnh thành lân cận quan tâm đến du học tại các quốc gia trên có thể tham dự hội thảo "Du học Mỹ, Canada, Anh và New Zealand dễ dàng hơn với chính sách visa mới". Hội thảo diễn ra vào 17h30 - 19h, thứ Sáu, ngày 15/4, tại văn phòng IDP - tòa nhà PVC Mekong, 131 Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Đăng ký tham dự tại đây  hoặc gọi: (0710) 3 733 667, email: nhu.vo@idp.com.

   Nội dung hội thảo bao gồm cập nhật thay đổi tích cực về visa du học Mỹ, Canada, Anh và New Zealand; hướng dẫn hoàn tất hồ sơ du học. Các bạn còn được lắng nghe thông tin về kỳ thi IELTS tại Cần Thơ với nhiều ưu đãi và quà tặng. Ngoài ra, bạn còn được giới thiệu các học bổng giá trị cùng hỗ trợ tích cực của IDP như miễn phí dịch vụ, hỗ trợ phí visa du học...

Các bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều thú vị khi đi du học.

    Bạn có thể đăng ký tham gia làm bài kiểm tra trắc nghiệm tìm nghề nghiệp phù hợp miễn phí cùng IDP. Sau khi hoàn tất bài kiểm tra, nhân viên tư vấn sẽ cho bạn lời khuyên để có thể định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mình. Bài kiểm tra miễn phí, tuy nhiên, số lượng có hạn nên cần liên hệ đăng ký trước tại văn phòng IDP, tòa nhà PVC Mekong, lầu 8, phòng 801, 131 Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, Cần Thơ; số điện thoại: (0710) 3 733 667

  Nội dung:

- Thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm nghề nghiệp với sự hướng dẫn của tư vấn viên (60 phút).
- Nhận kết quả ngay sau khi hoàn tất trắc nghiệm.
- Dựa trên kết quả trắc nghiệm, nhân viên tư vấn sẽ cung cấp thông tin các trường có chuyên ngành đào tạo phù hợp tại 5 quốc gia Australia, Anh, Mỹ, Canada hoặc New Zealand.
- Lập kế hoạch chuẩn bị (về bằng cấp, bảng điểm, ngân sách) để bạn có thể sẵn sàng du học vào thời điểm dự định.

   Thời gian: 14h - 17h, thứ Năm, ngày 14/4; và 9h - 16h, thứ Sáu, ngày 15/4.

   IDP sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên hữu ích và chuyên nghiệp trong việc chọn trường và khóa học phù hợp dựa trên thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, ngân sách dành cho du học, địa điểm học mong muốn đến và những yếu tố khác. IDP cung cấp đơn xin học và tài liệu của tất cả các trường; hướng dẫn làm hồ sơ và chứng thực hồ sơ; gửi hồ sơ và theo dõi hồi âm của nhà trường.

   Bạn còn được hướng dẫn và hoàn thiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ xin visa; ưu tiên cho hồ sơ nhập học tại các trường đối tác của IDP; tham dự hội thảo cung cấp thông tin bổ ích trước khi du học. IDP còn giúp bạn có được thông tin liên quan đến kỳ thi IELTS và nhận hồ sơ đăng ký thi IELTS.

Du học Mỹ là mong ước của nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới.

   IDP là tổ chức tuyển sinh quốc tế hàng đầu của Australia với hơn 45 năm hoạt động trên thế giới và 20 năm tại Việt Nam. Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và làm hồ sơ du học Australia, Mỹ, Anh, Canada và New Zealand miễn phí cho hơn 400.000 học sinh, sinh viên trên toàn thế giới. IDP có mạng lưới 100 văn phòng tại 32 quốc gia. Cứ mỗi 20 phút, IDP giúp một học sinh du học thành công trên toàn thế giới với tỷ lệ có visa hơn 95%.


   IDP sáng lập và tổ chức kỳ thi IELTS trên toàn thế giới với hơn 400 trung tâm thi trên 50 quốc gia. Tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hỗ trợ ôn tập với hệ thống thư viện hiện đại, thời gian và địa điểm thi thuận tiện. IDP cũng làm cầu nối cho hàng triệu thí sinh Việt Nam tiếp cận các cơ hội quốc tế và là đơn vị tổ chức thi đáng tin cậy cho kế hoạch du học, làm việc và định cư.

  ACET cung cấp chương trình Anh ngữ học thuật, luyện thi IELTS chất lượng với giáo trình chuẩn quốc tế. Đội ngũ giáo viên nơi đây giàu kinh nghiệm với bằng cấp được công nhận quốc tế về giảng dạy tiếng Anh. Môi trường học tiếng Anh tại ACET hiện đại, trải nghiệm phần mềm ebooks trên máy tính bảng hoặc website. Thời khóa biểu linh hoạt dễ lựa chọn.

Liên hệ tại:

- Star Building, 33 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP HCM. ĐT: (08) 3 910 4205.
- 223 Hùng Vương, quận 5, TP HCM. ĐT: (08) 3 835 0133.
- 53A Lê Văn Hưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: (04) 3 943 9739.
- 96 Lê Lợi, quận Hải Châu, Đà Nẵng. ĐT: (0511) 3 889 828.
- 131 Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: (0710) 3 733 667.
Website: idp.com/vietnam.

(Nguồn: IDP)

Tham khảo: NUS tuyển sinh thạc sĩ IT, hỗ trợ học phí


    Viện Khoa học Hệ thống thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) tiếp tục tuyển ứng viên Việt học thạc sĩ IT với ưu đãi học phí và cơ hội làm việc quốc tế.

   Buổi báo cáo chương trình này diễn ra lúc 8h, thứ Bảy, ngày 23/4, tại khách sạn Movenpick, 83A Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngay sau buổi báo cáo trên, ứng viên có thể tham gia làm bài kiểm tra và phỏng vấn tại chỗ miễn phí. Đăng ký tham gia tại đây hoặc qua email: thamduNUSmaster@gmail.com; điện thoại: (08) 3 833 7747 - 3 833 7748.

Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
    Sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ tại NUS ISS cho biết họ kiếm được việc làm tại Singapore với mức lương 4.000 SGD một tháng trở lên.


   Hiện tại, NUS ISS (Institute of Systems Science – ISS) đào tạo master (1,5 năm) ngành Software Engineering (SE), Knowledge Engineering (KE) và Graduate Diploma về Systems Analysis. Đây là ba chương trình được Chính phủ Singapore trợ giá, đồng thời cho sinh viên quốc tế vay tiền để trả học phí đã trợ giá này.

   Ngoài SE và KE, nhà trường còn đào tạo Master of Enterprises Business Analytics (EBAC) nhằm đáp ứng nhu cầu cao về chuyên viên sử dụng máy tính vào phân tích kinh doanh. Các chương trình trên hữu ích cho những bạn trẻ tốt nghiệp đại học về IT cũng như các ngành liên quan IT, các giáo viên - chuyên viên IT (viễn thông, software, ngân hàng, kinh doanh, thiết kế, y tế, chính quyền điện tử...).


   Với những người tốt nghiệp những chương trình khác nếu có kiến thức và kỹ năng về máy tính cũng sẽ được xem xét dự tuyển. Sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ tại NUS ISS cho biết họ kiếm được việc làm tại Singapore với mức lương 4.000 SGD một tháng trở lên. Đến nay, Singapore có hơn 150.000 chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực IT và Software (Infocomm). Theo đài truyền hình Channel News Asia, Singapore trong năm nay cần thêm 15.000 chuyên viên IT và sang năm 2017 sẽ cần 30.000 chuyên viên IT.

Liên hệ Công ty TNHH Hợp Điểm - đại diện Ban tuyển sinh NUS tại Việt Nam:

Địa chỉ: 192 Lý Thái Tổ, quận 3, TP HCM.
Điện thoại: (08) 3 833 7747 - 3 833 7748.
Email: thamdunusmaster@gmail.com.
Website: vietnamcentrepoint.edu.vn/nus; Fanpage.


(Nguồn: Công ty TNHH Hợp Điểm)

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành một số quy định mới


  Cấm sinh viên bình luận, chia sẻ bài viết dung tục, bạo lực


  Sinh viên vi phạm quy định nhẹ thì bị khiển trách, nặng thì buộc thôi học hoặc xử lý theo pháp luật.


  Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành một số quy định trong công tác học sinh, sinh viên, được áp dụng từ tháng 5/2016.

  Không được bình luận, chia sẻ bài viết dung tục, bạo lực

  Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy do Bộ Giáo dục mới ban hành thay thế cho quy định từ năm 2007 đưa ra 10 hành vi sinh viên không được làm. Hai hành vi mới được bổ sung, một là tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật, tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc ngoài xã hội.

>>dịch thuật nhanh,

  Hai là, sinh viên không được đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung dục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Internet.

  Tùy theo mức độ vi phạm, sinh viên sẽ bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, sinh viên được giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Những mức phạt này còn áp dụng cho sinh viên có hành động quấy rối, dâm ô, xâm phạm nhân phẩm, đời tư của người khác.

  Quy định còn bổ sung mức phạt từ nhắc nhở, khiển trách đến buộc thôi học sinh viên cố tình chậm nộp hoặc không nộp học phí, bảo hiểm y tế theo quy định của nhà trường mà không có lý do chính đáng.

Sinh viên sư phạm được miễn học phí đến năm 2021



   Liên bộ Giáo dục, Tài chính, Lao động cũng có thông tư quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến 2020-2021.

  Theo đó, học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của nhà nước nằm trong nhóm không phải đóng học phí từ nay đến năm 2021.

  Chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm được áp dụng từ năm 1997, trong thời điểm cả nước thiếu trầm trọng 120.000 giáo viên phổ thông. Nhờ áp dụng chính sách, ngành sư phạm thu hút được rất nhiều sinh viên giỏi. Song chính sách được cho là không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Nguồn: Sưu tầm internet
Xem thêm: dịch thuật nhanh, chất lượng

Sinh viên giúp việc cho Tây vừa kiếm tiền, vừa để " học " Tếng Anh


    Ngoài mức lương ổn, công việc này còn mang lại cơ hội giao tiếp tiếng Anh hàng ngày với người bản xứ.

    Ban đầu, nghe bạn rủ làm osin cho Tây, Hải Ninh, sinh viên năm 3 Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội từ chối vì không thích lao động chân tay. Tuy nhiên, khi bạn đưa dẫn chứng chỉ sau một thời gian làm công việc này, khả năng giao tiếp ngoại ngữ đã tăng đáng kể, Ninh quyết định thử làm một thời gian chỉ với mục tiêu duy nhất - nói tốt ngoại ngữ.


    Ninh chia sẻ: "Công việc không quá khó, những ngày cuối tuần, tôi tới lau dọn nhà cửa, chơi với hai em bé. Lúc mới làm, tôi ngại lắm nhưng giờ quen lại hào hứng vì mỗi câu chuyện với bọn trẻ vô cùng thú vị". Để có thể trò chuyện nhiều hơn với hai bạn Tây xinh xắn, Ninh dành nhiều thời gian học từ mới, và cách đoán từ nếu chưa hiểu. Theo cô nàng sinh viên năm 3, mỗi lần "trông cô lơ ngơ", bọn trẻ lại tìm cách diễn tả rất dễ thương.


   Mỗi giờ giúp việc cho gia đình người nước ngoài được trả 8-10 USD, tính ra một tháng các cô gái nhận lương hơn 7 triệu đồng. Ảnh: Minh họa (ST internet)

      Không xuất phát từ ý định muốn nâng cao khả năng tiếng Anh như Ninh, Mỹ An, Đại học Bách Khoa, Hà Nội tìm tới nghề làm thêm này vì thu nhập tốt. 400 USD mỗi tháng từ nghề osin cho người nước ngoài giúp An trang trải mọi chi phí ăn học. Ngoài ra, cô còn gửi về phụ bố mẹ một ít tiền giúp nuôi em nhỏ.

    Một tuần 5 buổi, An sẽ tới việc giúp cho vợ chồng người Mỹ trong thời gian bốn tiếng. Ngoài tiền công thỏa thuận ban đầu (8 USD một giờ), nếu làm tốt, cô còn được chủ nhà thưởng thêm một USD vào cuối mỗi buổi làm. Công việc của An là dọn dẹp, giặt đồ và nấu ăn.


    An thú thật, dù mục đích ban đầu là kiếm tiền nhưng điều tốt nhất công việc mang lại cho cô lại là   vốn sống và ngoại ngữ. Từ một người ngại nói tiếng Anh, sau nửa năm, giờ cô rất tự tin giao tiếp. "Tôi may mắn được làm cho gia đình rất hòa nhã. Thời gian rảnh, họ thường trò chuyện, giúp tôi bạo dạn hơn trong giao tiếp. Tôi biết thêm văn hóa, phong tục đất nước xứ cờ hoa. Ngược lại, họ hiểu thêm về Việt Nam", An hào hứng kể.

    Dù chỉ là giúp việc, nhưng khi làm cho người nước ngoài, An, Ninh và nhiều bạn trẻ khác đều phải học cách thích nghi văn hóa phương Tây. Theo đó, Ninh từ một cô nàng không biết nấu nướng, phải mày mò làm đạt yêu cầu spaghetti, bánh táo... 

   Hơn nữa, đối với người nước ngoài, giờ giấc làm việc vô cùng nghiêm ngặt. An kể, dù rất được nhà chủ quý vì chăm chỉ, chịu khó nhưng cô từng bị phạt tiền vì đến trễ. "Tôi giải thích mình tắc đường nhưng họ cho rằng đó là lý do rất tồi vì tôi phải biết sắp xếp thời gian hợp lý, chủ động cho công việc. Với tôi, đó là bài học rất tốt cho cuộc đời", An cho biết thêm

   Ngoài ra, theo nhiều bạn từng làm giúp việc cho người nước ngoài, văn hóa là yếu tố liên quan mật thiết đến một ngôn ngữ. Chính vì vậy, mỗi người cũng cần học cách giao tiếp phù hợp trong ngữ cảnh nhất định. 

Nguồn: ST vnexpress.net
Tags: dịch thuật nhanh, uy tín

Nữ công chức trẻ chia sẻ kinh nghiệp du học ở Anh


    Đọc sách báo, xem Internet tìm hiểu về văn hóa và ẩm thực... giúp Thảo Chi có nhiều kinh nghiệm và tự tin khi học tập tại Anh.

    Nguyễn Hà Thảo Chi sinh năm 1986 tại Đà Nẵng. Với thành thích học tập xuất sắc và đạt giải Học sinh giỏi Quốc Gia, Chi đã được tuyển thẳng vào đại học. Năm 2008, cô gái 8X tốt nghiệp Cử nhân Khoa Ngữ văn và Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM), sau đó được nhận vào làm việc tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

   Ngay từ khi xác định mục tiêu sẽ đi du học, Chi đã nỗ lực để cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết như luyện thi IELTS, nghe nhạc, xem thời sự, đọc sách, báo... bằng tiếng Anh.

   Hơn một năm du học tại Anh đã mang lại cho Chi nhiều kinh trải nghiệm thú vị.

   Để tránh những bỡ ngỡ khi làm quen với môi trường học mới, Chi bắt đầu tiếp cận tài liệu học tập và làm nghiên cứu bằng tiếng Anh. Việc dành nhiều thời gian lên Internet, sách báo, tìm hiểu qua bạn bè về vốn văn hóa và ẩm thực cùng các địa danh, hệ thống giao thông... ở Anh cũng được cô gái 8X chú trọng.

  Năm 2010, Chi lên đường sang Anh du học. Ấn tượng đầu tiên với nữ công chức trẻ không phải tháp đồng hồ Big Ben, cung điện Buckingham... như trong dự tính mà là cảm giác bị sốc văn hóa.

>>>dịch thuật nhanh

   Chi chia sẻ: "Dù chuẩn bị trước mọi thứ nhưng khi đặt chân đến xứ sở sương mù, tôi vẫn mất khoảng 3 tuần mới hòa nhập với cuộc sống mới và bước đầu làm quen với mọi thứ tại đây".

   Với Thảo Chi, việc giao tiếp với người bản địa, bạn học và thầy cô trong những ngày đầu là điều khó khăn cho một sinh viên Việt Nam như cô. Người Anh nói chung và các bạn sinh viên không khó gần, tuy nhiên khi ở Việt Nam, Chi chưa có dịp tiếp xúc nên có phần e dè và ngại ngùng khi giao tiếp và làm quen.

   "Mỗi lúc khó khăn, tôi tự dặn lòng không nản chí, phụ sự kỳ vọng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Do đó, tôi mạnh dạn đối diện với những thách thức và tháo gỡ chúng từng chút một", cô kể về khoảng thời gian lúng túng khi giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ. Việc học tập cũng bị ảnh hưởng bởi giáo viên giảng bài quá nhanh, chưa kịp nắm bắt vấn đề này đã phải tiếp thu kiến thức khác và có quá nhiều tài liệu bằng tiếng Anh phải nghiên cứu.

  Cô gái 8X tự dặn lòng không ngừng cố gắng tự điều chỉnh dần những hạn chế đang gặp phải trong vấn đề phát âm đúng chuẩn để người nghe dễ hiểu, nghiên cứu thêm sách vở và tập làm quen dần với văn hóa ứng xử cũng như giao tiếp của người Anh. Cô bắt đầu làm quen với nhiều người bạn mới tại Anh để mỗi ngày được cùng nhau hỗ trợ và rèn luyện các kỹ năng Anh ngữ một cách tốt nhất.

  Sau hơn một năm nỗ lực hoàn thành tốt khóa Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công tại Đại học Bristol (Anh), trở về quê hương với vốn kiến thức và những trải nghiệm tại Anh đã giúp Chi tự tin hơn trong mọi việc.

>>>dịch thuật nhanh

  Từ 2012, Thảo Chi công tác tại Thành Đoàn Đà Nẵng. Hiện Chi đảm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Thành Đoàn kiêm Bí thư Đoàn Khối các cơ quan thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, cô nàng 8X nhận thấy bản thân cần tiếp tục trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm, và thường xuyên sử dụng tiếng Anh một cách tích cực, chủ động trong cả cuộc sống lẫn công việc để không "hao mòn" vốn ngoại ngữ mà cô đã dày công tích lũy trong nhiều năm.

  Diễn đàn thanh niên Đông Á (trong khuôn khổ Đại hội Biển Đông Á) tổ chức vào tháng 11/2015 tại Việt Nam.

   Thảo Chi cho biết chính vốn ngoại ngữ tự tin đã giúp cô giải quyết tốt hơn trong việc tham mưu, triển khai các nội dung liên quan đến công tác quốc tế thanh niên. Với những lợi thế và khả năng nghe nói Anh ngữ lưu loát, Chi tự tin khi tham gia một số diễn đàn thanh niên quốc tế. Đồng thời, tại cơ quan, Chi còn thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh nhằm tạo môi trường cho các bạn cán bộ trẻ có cơ hội bồi dưỡng ngoại ngữ, trao đổi kỹ năng, đồng thời giúp bản thân có thêm cơ hội ôn luyện ngoại ngữ tốt hơn mỗi ngày.

  "Dù đã xa nước Anh hơn 5 năm, nhưng một năm học tại Anh đã giúp tôi có thêm nhiều trải nghiệm thú vị cùng những cảm xúc mới lạ. Đó chính là khoảng thời gian đặc biệt ý nghĩa trong đời, giúp tôi trưởng thành hơn và mở rộng thêm tầm mắt, tác động đến cách nghĩ, cách làm sau này theo chiều hướng tích cực hơn", Chi chia sẻ.

(Thư Kỳ)
Nguồn: ST vnexpress

Sự nỗ lực đáng khâm phục nam sinh trường Luật đạt điểm TOEIC tuyệt đối


    Dành nhiều giờ trong ngày giải đề thi; nghe đài, đọc sách báo, xem phim bằng tiếng Anh giúp Lê Tuấn Anh đạt 990/990 điểm TOEIC

   Cầm trên tay chứng nhận 990/990 điểm TOEIC trong kỳ thi cuối năm ngoái, Lê Tuấn Anh (sinh năm 1992) chưa dám tin đây là sự thật. Thành tích vượt ngoài tưởng tượng này là dấu mốc đáng nhớ nhất của cựu sinh viên trường Luật TP HCM trong 4 năm ngồi ghế giảng đường.

   Để đạt kết quả đó, Tuấn Anh đã trải qua những tháng ngày học tập nghiêm túc, tuyệt đối tuân thủ các quy định khắc khe do chính bản thân mình đặt ra.

   Chàng trai 9X kể, lần đầu tiên tiếp xúc với môn tiếng Anh là vào năm lớp 6. Nhưng lúc đó, cậu học sinh trung học không thích ngoại ngữ, mà chỉ đầu tư cho Toán Lý Hóa do bố mẹ muốn hướng em theo khối A và 3 môn này có hệ số tính điểm cao. Kết quả, điểm số tiếng Anh của em kém nhất lớp.

Chàng trai 9X mơ ước sẽ mở một trung tâm tiếng Anh do chính mình làm chủ.

    Ở năm nhất đại học, những môn đại cương cứng nhắc và khô khan khiến chàng trai gốc Sài thành thêm nản chí, tập tành chơi game cùng đám bạn mỗi ngày. Trong một lần đi nhà sách và tình cờ thấy sách tiếng Anh để dày đặc trên kệ, nam sinh viên chợt nghĩ: “Bây giờ xã hội ai cũng cần tiếng Anh, vậy tại sao mình không đầu tư cho môn này".

   Nghĩ là làm, Tuấn Anh nghiêm túc lên kế hoạch bổ sung kiến thức bài bản từ năm thứ 3 đại học, sau nhiều năm lơ là với ngoại ngữ này. Khi đó, anh chàng cũng có định hướng rất rõ sau khi tốt nghiệp đại học, ngoài tấm bằng Luật sẽ đi giảng dạy thêm tiếng Anh, đặc biệt là luyện TOEIC cho các bạn trẻ.


   Nhưng việc hiện thực hóa ước mơ này không dễ dàng chút nào. Khó khăn lớn nhất là vốn căn bản tiếng Anh của Tuấn Anh không tốt, bởi nam sinh viên đã không đầu tư, học hành nghiêm túc trong suốt thời trung học.

   Một thời khóa biểu khắc khe được đề ra theo hướng: "Tôi cố gắng gấp mười lần vì đã bỏ xa quá nhiều người. Mỗi ngày tôi phải giải ít nhất một đề thi TOEIC, sai đến đâu rút kinh nghiệm đến đó và phải cố ghi nhớ mọi cái bẫy trong đề. Liên tục như vậy trong 3-4 tháng mà không ngừng nghỉ bất kỳ ngày nào".

   Mỗi ngày, chàng trai 9X học thuộc 5 từ vựng để làm giàu vốn từ của mình. Không còn thời gian la cà với bạn bè, sau giờ học ở trường, cứ về đến nhà là cậu sinh viên dốc toàn lực học ngoại ngữ. Đã trở thành thói quen, ngày nào, nam sinh này cũng dành 2,5 giờ đồng hồ nghe đài, đọc sách báo, xem phim bằng tiếng Anh.

   "Dù có kiên trì tới đâu mà mỗi ngày cứ lặp đi lặp lại một việc là giải đề trong 2 giờ đồng hồ mà vẫn còn nhiều sai sót sẽ dễ nản. Có nhiều lúc, tôi muốn bỏ cuộc, nhưng ngẫm lại từ trước đến nay chưa theo đuổi mục tiêu nào quyết liệt như vậy nên tự sốc lại tinh thần cho chính mình", Tuấn Anh kể.

   Ở năm cuối đại học, nam sinh viên xác định mục tiêu trước mắt là chinh phục TOEIC nên chỉ tập trung vào 2 kỹ năng là nghe và đọc. Anh chàng này thích kỹ năng reading nhất vì nó giúp đọc các tài liệu nước ngoài dễ hơn, tuy nhiên listening lại là một lợi thế giúp Tuấn Anh nghe tốt ngôn ngữ này. Quyển sách Target và Longman chính là hai giáo trình mà chàng trai trẻ này chọn giải đề và rèn luyện 2 kỹ năng một cách hiệu quả nhất.

   Lần đầu tiên thử sức, Tuấn Anh đạt số điểm rất cao 930/990. Kiến thức vững, giải đề càng nhiều càng tốt và sự tập trung cao độ trong suốt 2 tiếng làm bài thi là bí quyết giúp em đạt thành tích ấn tượng. Ngoài ra, thí sinh cũng cần có chút khả năng phán đoán trước các đáp án khi nghe trong phần listening. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải làm thật nhiều bài sẽ biết được tất cả ngữ cảnh thường ra trong một đề thi TOEIC.

   Anh chàng cho biết, việc thi lấy bằng cấp quốc tế không đơn thuần là nâng cao kiến thức, mà còn là cách để vận dụng kiến thức học được cho việc giảng dạy tại lớp học tiếng Anh của mình.Năm 2015, Tuấn Anh tiếp tục thử sức và đạt điểm tuyệt đối 990/990 TOEIC, nhưng mỗi ngày chàng trai vẫn không ngừng nỗ lực và phấn đấu để tiếp tục chinh phục tấm bằng IELTS trong thời gian tới.


   Chàng trai 24 tuổi nhắn nhủ với các bạn trẻ còn e ngại môn tiếng Anh là nên xác định rõ mục đích học làm gì để đầu tư thời gian hợp lý vào các kỹ năng thật sự cần thiết, tránh bị dàn trải. Ngoài ra, việc xác định mục đích còn giúp các bạn có thêm động lực học tốt môn tiếng Anh và để theo đuổi một cách nghiêm túc.

Thành tích ấn tượng 990/990 điểm TOEIC (Ảnh: ST)

   Gần đây, chàng trai 9X còn xuất hiện với gương mặt dễ thương trong các video hướng dẫn giải đề TOEIC trên kênh Youtube Anh Lê của mình. Kênh này được Tuấn Anh đầu tư từ khi còn là sinh viên năm thứ 3 để giúp các bạn  sinh viên cần học TOEIC, nhưng hoàn cảnh kinh tế không cho phép học ở trung tâm.

    Chưa hài lòng với thành tích đạt được, mỗi sáng, chàng trai 9X vẫn duy trì thói quen học tiếng Anh trong 2,5 giờ như thời còn ở đại học. Còn buổi tối, Tuấn Anh mở một lớp để dạy cho những bạn trẻ có nhu cầu luyện TOEIC. Mỗi lần đứng lớp là những giây phút mà anh chàng 9X này cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất.

   Những tháng gần đây, Tuấn Anh bắt đầu nghiên cứu thêm 2 kỹ năng để chinh phục chứng chỉ IELTS trong thời gian tới. Tuấn Anh vẫn đang tập trung nâng cao các kỹ năng tiếng Anh còn yếu, duy trì các lớp đang dạy đều đặn mỗi ngày. Chàng trai 9X mơ ước sẽ mở một trung tâm tiếng Anh do chính mình làm chủ trong tương lai không xa.

( Nguồn: Vnexpress.net )

Xem thêm: dịch thuật nhanh,chính xác, uy tín

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Chia sẻ hay: Kinh nghiệm du học ở Nga


      "Mọi thứ ở Nga thực sự không sẵn để chúng ta tận hưởng, mà đôi khi cần rất nhiều nỗ lực để đạt được những mục tiêu của bản thân", Đỗ Hoàng Long (Đại học bang Ivanovo, Liên bang Nga) chia sẻ.

      Tôi còn nhớ ngày đầu tiên khi đặt chân xuống sân bay sau chuyến đi dài nhất từ trước đến giờ trong cuộc đời của một cậu sinh viên 20 tuổi. Có lẽ giấc ngủ sâu trên máy bay đã giúp tôi không cảm thấy mỏi mệt, thay vào đó là sự phấn khích tìm hiểu "thế giới mới". Tôi được hai anh khóa trên thuê xe từ tận trường (cách sân bay 300 km) lên đón.

>>>dịch thuật nhanh

      Sau khoảng thời gian làm quen và hỏi thăm về cuộc sống của các anh tại trường, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa kính của chiếc xe đang bon bon trên quốc lộ. Một khung cảnh rất đỗi quen thuộc: dải phân cách, biển báo giao thông, hai hàng cây bên đường… khá giống ở Việt Nam (chỉ có điểm khác nho nhỏ là cây ở hai bên đường là bạch dương) làm tôi có cảm giác mình như đang được về nhà. Vì thế, tôi yên tâm ngả lưng và chợp mắt, chờ đón những điều đang ở phía trước.

Đỗ Hoàng Long (hàng trên, thứ 2 từ phải sang trái), du học sinh tại Liên bang Nga. Ảnh: NVCC.

Cộng đồng người Việt

      Đúng là phải đi thật xa thì ta mới có thể cảm nhận rõ rệt “tình đồng bào”. Tôi cảm thấy thực sự may mắn khi cộng đồng sinh viên Việt Nam ở thành phố tôi học tập rất đùm bọc, yêu thương nhau. Có lẽ bởi ai cũng ngầm hiểu được những tủi hờn của đứa con phải rời xa gia đình, quê hương, sinh sống ở xứ người.

     Sau khoảng 5 tiếng trên xe, chúng tôi về đến ký túc xá. Thu dọn xong đồ đạc, tôi phải thực hiện "lễ ra mắt" trong một căn phòng nhỏ, trên giường, dưới đất, đâu đâu cũng có người ngồi. Góc phòng là nồi cháo thơm phức đã được các nữ "đầu bếp" chuẩn bị sẵn cho tôi. Sau khi ăn bát cháo đầu tiên và mọi người yên tâm là tôi đã lấy lại sức, chúng tôi bắt đầu màn giới thiệu, chào hỏi. Mọi thứ diễn ra rất tự nhiên như chúng tôi đã quen nhau cả chục năm về trước vậy.

    Chính từ những ngày đầu tiên như vậy, tôi đã có thể cảm nhận được không khí gia đình trong ký túc. Biết tôi mới sang còn bỡ ngỡ, các anh chị để lại cho tôi rất nhiều đồ dùng thiết yếu (ấm đun nước, chăn ga gối nệm, đồ dùng học tập…). Chúng tôi sau đó có những hoạt động tập thể chung như ngày lễ Halloween, mùng 8/3 và đặc biệt là Tết Nguyên đán. Những người con xa nhà cùng tụ họp lại với nhau, phân chia công việc trang trí phòng ốc, nấu nướng, cốt làm sao để tất cả có một cái Tết ấm cúng nhất dù phải xa gia đình.

Học tập

    Về hình thức, cách giảng dạy ở Đại học tại Liên bang Nga tương tự một số trường ở Việt Nam. Chúng tôi có thời khóa biểu cho hai tuần chẵn - lẻ. Một tuần sinh viên sẽ tập trung nghe các bài giảng của giảng viên, tuần tiếp theo là các tiết thực hành (seminar) để sinh viên cùng trao đổi một số vấn đề lớn lên quan đến chủ đề trong bài giảng và phân tích ví dụ liên quan dưới sự dẫn dắt của giảng viên.

   Tuy nhiên, theo cảm nhận chủ quan của tôi, dù cách dạy học ở Nga khá "hàn lâm" và nhiều khi "khó nuốt", cách sắp xếp kiến thức của giảng viên rất có hệ thống, bài bản. Điều này giúp sinh viên tập trung học, có một nền tảng kiến thức khá chắc chắn.

    Khi học văn, chúng tôi không chỉ tìm hiểu về tác giả, tác phẩm mà còn được giảng viên cung cấp thêm kiến thức nền về thời kỳ phát triển văn học của tác phẩm đó. Tác phẩm được ra đời vào thời kỳ nào, thời kỳ này văn học có những những đặc điểm gì, xu hướng phát triển ra sao. Kiến thức tưởng chừng như khá nặng nhưng thậm chí lại giúp tôi ghi nhớ thông tin về tác giả và tác phẩm một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Thực chất, đây chính là phương pháp liên kết trong ghi nhớ. Có thể hiểu đơn giản là khi thông tin về tác phẩm được liên kết với thông tin về tác giả rồi với thông tin về sự phát triển của văn học, các kiến thức sẽ được tổng hợp và chắc chắn hơn. Thậm chí, môn Văn và môn Lịch sử dù tách biệt nhưng lại được dạy song song qua cùng các thời kỳ, hỗ trợ lẫn nhau rất nhiều.

      Điều tôi ấn tượng nhất khi được học tập tại đây là tinh thần "tôn trọng ý kiến cá nhân". Tôi còn nhớ như in tiết học thực hành về một tác phẩm văn học, sau khi phân tích và đưa ra kết luận, giảng viên đã hỏi sinh viên trong lớp có đồng ý với kết luận này. Dường như thấy vẻ mặt của tôi không đồng tình lắm, cô quay sang nhìn và tôi đành lí nhí trả lời: "Em chưa thể đồng ý ạ".

>>>dịch thuật nhanh

      Lúc đó, tôi khá ngại, bởi theo tâm lý khi học ở Việt Nam, thứ nhất giáo viên rất ít khi hỏi học sinh có đồng ý với ý kiến của họ hay không. Thứ hai, việc có kết luận ngược với giáo viên trong môn Văn rất hiếm (đơn giản là vì giáo viên thường đọc, còn học sinh hay chép) và cũng không ai biết nếu "tranh luận. Tuy nhiên, lần đó giảng viên đã cho phép tôi trình bày ý kiến cá nhân. Kết luận của giảng viên sau khi nghe ý kiến đó là: "Nào chúng ta hãy cùng tranh luận lại từ đầu".

     Đến cuối cùng, tôi cũng đã đồng ý với ý kiến của giảng viên. Điều quan trọng là tôi đã được giảng viên thuyết phục, chứ không phải áp đặt. Tôi hiểu tác phẩm sâu sắc hơn sau khi được nghe các câu trả lời cho câu hỏi phản biện của mình. Và đó mới thực sự là kiến thức của tôi.

 Cộng đồng người Việt tại thành phố Ivanovo, Liên bang Nga cùng nhau tổ chức Tết Nguyên đán năm 2015. Ảnh: NVCC.

Cuộc sống và công việc làm thêm

      Cuộc sống du học ở Nga, đặc biệt là tại các thành phố nhỏ như chỗ tôi, không thực sự tiện nghi cho lắm. Chúng tôi thường phải tự nấu ăn vào buổi tối (do ra ngoài ăn thì đồ ăn hoặc khá đắt hoặc không ngon, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới -20 độ C thì không ai muốn ra ngoài). Hàng ngày, chúng tôi được "làm bạn" với những chú gián. Gián ở đây trong những lúc cao điểm có thể đông như kiến ở Việt Nam, nhưng may mắn kích cỡ của chúng chỉ bằng khoảng 1/8-1/10 gián ở nhà.

      Tuy nhiên, chính những sự không tiện nghi đó lại giúp chúng tôi tự lập hơn trong cuộc sống. Tại đây, chúng tôi lần đầu tiên được học cách đóng một giá sách, dán tường, lắp đặt một chiếc máy giặt mới… hay đơn giản là sắp xếp và dọn dẹp phòng. Cảm giác thực sự rất tuyệt vời khi chúng ta bắt đầu biết cách chăm sóc bản thân, vượt qua những điều kiện không thuận lợi của cuộc sống. Tuyệt vời hơn khi ta được sáng tạo, trang trí chiếc bàn, chiếc tủ cũ, hay thử nghiệm làm món ăn thật ngon theo cách của riêng mình.

     Công việc làm thêm cho sinh viên ở các thành phố lớn như Matxcơva hay Xanh Petecbua thường nhiều trong khi tại các thành phố nhỏ, sinh viên Việt Nam trong năm học rất ít khi đi làm thêm. Tuy vậy, vào mùa hè lại có những công việc rất thú vị. Sinh viên có thể vào các xưởng sản xuất bánh kẹo để giúp đóng gói sản phẩm, hoặc đi thu hoạch rau quả. Những công việc chân tay như vậy thường khá vất vả vì phải dạy từ sớm và về nhà khá muộn.

     Ngoài ra, nếu bạn thông thạo một ngoại ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả-rập… thì cũng có những cơ hội đi làm gia sư. Hiện tại, tôi đi dạy một số lớp tiếng Anh mà hầu hết là miễn phí, được duy trì như các câu lạc bộ. Dù tiền lương khá hạn chế nhưng quá trình xây dựng các lớp học đã giúp tôi làm quen với rất nhiều người Nga, cải thiện được khả năng ngoại ngữ. Hơn hết, những người bạn chính là phần thưởng xứng đáng nhất cho những cố gắng của tôi.

>>>dịch thuật nhanh

Lời kết

      Một người anh từng chia sẻ với tôi, du học chính là để trải nghiệm, cởi mở tư duy và mở mang thêm kiến thức. Nếu xét đến các mục tiêu đó thì đôi khi một môi trường tưởng chừng hoàn hảo về mọi thứ lại có thể là một "nhà tù" khiến bạn phụ thuộc vào nó và đánh mất bản thân, đặc biệt là khi bạn lúc nào cũng chờ đợi môi trường đó mang đến cho bạn những "món quà bất ngờ". Mọi thứ ở Liên bang Nga thực sự không "sẵn" để chúng ta tận hưởng, mà đôi khi cần rất nhiều nỗ lực để đạt được những mục tiêu của bản thân. Nhưng chính điều đó lại có thể khiến cho con người trưởng thành lên rất nhiều. Vì vậy, một quyết định là đúng đắn hay sai lầm không nằm ở sự lựa chọn, mà ở việc bạn sẽ làm gì sau khi đã đưa ra sự lựa chọn đó.

Đỗ Hoàng Long
Đại học bang Ivanovo, thành phố Ivanovo, Liên bang Nga
( Sưu tầm )

10 đại học đào tạo y khoa hàng đầu thế giới


       Bảng xếp hạng những đại học đào tạo ngành y danh tiếng được đưa ra dựa trên hai tiêu chí là đội ngũ giảng viên và tầm ảnh hưởng những nghiên cứu của trường đối với cộng đồng.

       Ngày 23/3, tờ QS công bố bảng xếp hạng các đại học y khoa tốt nhất thế giới, trong đó có nhiều tên tuổi như Harvard, Oxford.

1. Đại học Harvard


Đại học Y Harvard. Ảnh: Google

     Năm nay Đại học Harvard của Mỹ tiếp tục giữ vững vị trí quán quân. Với đội ngũ giảng viên giỏi và giàu kinh nghiệm cùng nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, Harvard luôn đảm bảo chất lượng đào tạo thí sinh của mình.


2. Đại học Oxford

     Xếp ở vị trí á quân trong danh sách này là Đại học Oxford. Đây cũng là một trong ba trường của Anh lọt top 10 trường đào tạo ngành y 2016. Việc giảng dạy của Đại học Oxford được chia làm tiền lâm sàng (3 năm đầu) và lâm sàng (3 năm cuối). Tờ Times Higher Education nhận định Đại học Y Oxford là ngôi trường đào tạo tiền lâm sàng, lâm sàng, nghiên cứu y khoa chuẩn mực nhất thế giới.

( Sưu tầm )

3. Đại học Cambridge

      Đại học Cambridge, Anh, có các bệnh viện trực thuộc, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng khám nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.

4. Đại học Stanford

Đại học Y Standford. Ảnh: Google

     Năm nay, Đại học Stanford, Mỹ, vươn lên vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng trường đào tạo ngành y tốt nhất của QS. Trường tập trung chủ yếu vào công tác nghiên cứu, chú trọng tiến bộ y khoa và phát hiện phương pháp mới. Trường cũng có cơ sở vật chất hiện đại để sinh viên thực hành, nâng cao tay nghề.

5. Đại học Johns Hopkins

    Năm nay Đại học Johns Hopkins, Mỹ, tụt một bậc, thay thế vị trí của Đại học Stanford. Việc giảng dạy của trường chủ yếu được tiến hành tại Bệnh viện Johns Hopkins, một trong những bệnh viện hàng đầu ở Mỹ.

6. Trường Y David Geffen của Đại học California

     Đứng ở vị trí thứ sáu là trường Y David Geffen thuộc Đại học California ở Los Angeles, Mỹ. Năm năm trường tăng một bậc trong bảng xếp hạng. Trường có đội ngũ giảng viên danh tiếng trong ngành y. Ngoài giờ học trên giảng đường, sinh viên được thực hành tại Bệnh viên Nhi Mattel hay trung tâm y tế Ronald Reagan.

7. Đại học California

Đại học Y California. Ảnh: Google

     Đại học California ở San Francisco, Mỹ, hạ một bậc, xếp vị trí thứ bảy. Đây cũng là trường duy nhất ở Mỹ lọt vào danh sách 10 trường hàng đầu về cả nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe. 


8. Đại học Yale

    Vẫn giữ nguyên vị trí thứ tám so với bảng xếp hạng năm ngoái, Đại học Yale có cơ sở giảng dạy chính là Bệnh viện Yale - New Haven. Ngoài ra, Yale còn sở hữu một trong những thư viện y học hiện đại lớn nhất thế giới.

9. Đại học College London

    Việc giảng dạy ngành y tại Đại học College London (Anh) được tiến hành ở Bệnh viện Đại học College, Bệnh viện Hoàng gia, Bệnh viện Whittington. Trường cũng liên kết các bệnh viện khác như Bệnh viện Nha khoa Eastman, Great Ormond Street, Viện mắt Moorfields, Bệnh viện Thần kinh học...

10. Học viện Karolinska

    Là trường duy nhất ở Thụy Điển lọt vào top 10, Học viện Karolinska được thành lập từ năm 1810 và là ngôi trường đứng đầu trong ngành y tại Thụy Điển, chiếm hơn 30% trong công tác đào tạo y khoa và 40% số lượng công trình nghiên cứu y học ở nước này.

(Nguồn: Vnexpress.net)

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Du học Úc cần chuẩn bị những gì???


        Để du học hiệu quả bạn nên bắt đầu chuẩn bị mọi việc liên quan đến hồ sơ du học ít nhất 5 tháng trước khi bắt đầu khóa học dự kiến để có đủ thời gian chuẩn bị tốt nhất.




        Bước 1: Chọn trường và khóa học 

            Đây là bước tìm hiểu thông tin để xác định ngành học và trường học phù hợp. Bạn cần dựa vào trình độ học vấn, trình độ tiếng Anh, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, khả năng được nhà trường chấp nhận vào học và tình hình tài chính của bạn, để có một quyết định phù hợp nhất. Các nhân viên tư vấn của IDP sẽ giúp bạn chọn trường và ngành học phù hợp một cách dễ dàng nhất. 

        Bước 2: Đánh giá khả năng các yêu cầu visa.

          Bạn sẽ được hướng dẫn toàn bộ chi tiết các thủ tục và giấy tờ cần làm trước khi xin visa. Khả năng đáp ứng các yêu cầu visa của bạn cũng sẽ được xem xét, tư vấn và trao đổi trực tiếp.

        Bước 3: Nộp hồ sơ xin nhập học.

            Những hồ sơ xin nhập học thành công sẽ được trường gửi thư mời nhập học. Thư mời nhập học có thể là thư có điều kiện hoặc là không có điều kiện.

            Thời gian dự kiến để hoàn tất từ bước 1 đến bước 3 kể từ ngày nộp hồ sơ xin nhập học: có thể từ 4 đến 6 tuần bậc đại học; 4 đến 8 tuần cho bậc sau đại học; một đến 2 tuần cho bậc cao đẳng, trung học hoặc dự bị đại học.


        Bước 4: Đóng học phí và tiền đặt cọc

           Thanh toán tiền học phí của học kỳ đầu tiên hoặc đóng tiền đặt cọc và mua bảo hiểm y tế bắt buộc dành cho du học sinh (OSHC). Sau khi thanh toán, trường sẽ gởi eCoE để chính thức xác nhận việc nhập học của bạn và học phí đã đóng. CoE thường được trường gửi trong vòng từ một đến 3 ngày.

        Bước 5: Khám sức khỏe.

           Sau khi nộp hồ sơ visa và nhận được yêu cầu khám sức khỏe từ nhân viên xét hồ sơ của Lãnh sự quán Úc, bạn sẽ được hướng dẫn đi khám sức khỏe tại phòng khám được chỉ định bởi Chính phủ Australia. Kết quả khám sức khỏe của bạn sẽ được phòng khám chuyển trực tiếp tới Văn phòng visa Australia.

        Bước 6: Hồ sơ visa. 

          Bạn sẽ hỗ trợ hoàn tất việc điền các mẫu đơn xin visa và chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu. Thanh toán lệ phí visa (không hoàn lại) khi nộp hồ sơ visa tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Australia (AVAC) được điều hành bởi VFS. Hồ sơ visa sẽ được xem xét trong khoảng thời gian từ 7 ngày đến 8 tuần tùy bậc học.


        Bước 7: Thu xếp chỗ ở và đi lại.

           Sau khi bạn đã nhận được visa du học, bạn sẽ thu xếp mua vé máy bay và đổi ngoại tệ. Bạn sẽ được hỗ trợ tìm hiểu thông tin để sắp xếp chỗ ở tại trường hoặc bên ngoài trường để lựa chọn. Bước này có thể được bắt đầu từ lúc học sinh chấp nhận thư mời nhập học, đối với học sinh trung học phổ thông do trường làm giám hộ, thông tin nhà ở sẽ được cung cấp khoảng 7 ngày trước khi bay.

        Bước 8: Thông tin trước khi đi du học.

           Bạn sẽ được mời tham dự hội thảo cung cấp thông tin trước khi lên đường do IDP tổ chức. Tại hội thảo, bạn sẽ nhận được những thông tin chi tiết về việc sống và học tập tại Úc, cơ hội tốt để bạn gặp gỡ với các cựu du học sinh, các sinh viên đang học tại đất nước này và các bạn học tương lai. Hội thảo cung cấp thông tin trước khi lên đường của IDP được tổ chức hàng tháng.

(Nguồn: www.idp.com)

HỘI THẢO DU HỌC SẮP DIỂN RA NĂM 2016

     


 Business Marketing International Limited (BMI) - Triển lãm Giáo dục Toàn Cầu Việt NamGEF Vietnam (Global Education Fair Vietnam) nằm trong chuỗi triển lãm du học GEF uy tín ở nhiều quốc gia, và là triển lãm du học có sự đa dạng quốc tế lớn nhất tại Việt Nam. Bạn có thể gặp giám đốc tuyển sinh và cập nhật thông tin cơ hội du học ở các trường trung học danh tiếng, đại học hàng đầu và học viện uy tín từ hơn 10 quốc gia ở mọi châu lục: Mỹ; Canada, Anh, Úc, Pháp, Đức, Hong Kong, Singapore... GEF VIetnam hứa hẹn cho giới trẻ 3 miền săn đón cơ hội du học đa cấp (học), đa ngành (nghề) và đa quốc gia. Các vị khách mời diễn giả và cựu du học sinh thành đạt trong nước và quốc tế cũng đến GEF Vietnam để chia sẻ kỹ năng phát triển sự nghiệp toàn cầu. Các sự kiện sắp diễn ra:


05 Apr 2016 
  HÀ NỘI, VIETNAM
Pullman Hanoi Hotel – 40 Cat Linh street
Tuesday 12:00PM-05:00PM

07 Apr 2016 
ĐÀ NẴNG, VIETNAM Novotel Danang Hotel – 36 Bach Dang street
Thursday 12:00PM-05:00PM

09 - 10 Apr 2016
TP HỒ CHÍ MINH, VIETNAM Rex Saigon Hotel – 141 Nguyen Hue street
Saturday - Sunday 12:00PM-05:00PM

 Nguồn : (www.hotcourses.vn)
Xem thêm: dịch thuật nhanh, uy tín

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Một số điều cần biết trước khi du hoc Úc

I. Làm thế nào du học Úc với chi phí thấp?



    Để có du học với chi phí thấp và tiết kiệm học sinh có thể lưu ý một vài điểm sau:

1. Thứ nhất: Chọn cho lộ trình du học thông minh để hưởng nền giáo dục tốt và chi phí phí thấp.

    Học sinh có thể chọn cho mình học tại các trường với học phí thấp giao động từ 14.000 – 20.000 AUD như:

    - Trường Kent Institute: Trường có đào tạo các chuyên ngành Business, Marketing, Accounting, Hệ thống thông tin. Học phí: 14.400 – 15.000 AUD/ 1 năm.

   - Trường AIT (Academy of Information Technology): Trường đào tạo các ngành liên quan về Công nghệ thông tin, thiết kế Game, Media, Design... Học phí: 16.000$/ 1 năm

  - Đại học Victoria : Được thành lập bởi chính phủ Úc, chất lượng giảng dạy của đại học Victoria được kiểm định chặt chẽ. Trường nằm trong mạng lưới các tổ chức giáo dục quốc tế có cam kết đào tạo thực hiện chuyển giao sinh viên quốc tế với các nước Anh, Mỹ, Canada và 1 số nước ở châu á, Châu Âu.

     - Khóa đại học: 18.000 – 22.000 AUD/năm

     - Khóa Thạc sỹ: 20.000 – 22.000 AUD/năm


2. Thứ hai: Lựa chọn các khóa học có chương trình thực tập hưởng lương

     Được đại đa số các sinh viên Việt Nam lựa chọn, chương trình thực tập hưởng lương ngày càng thu hút sinh viên quốc tế, bởi chương trình học đi liền với thực hành đủ cho sinh viên ra trường có thể làm việc ngay và thiết lập các mối quan hệ cho công việc. Lương thực tập thường giao động 20 – 27 AUD/1h. Học sinh có thể chọn chương trình học tại ICMS đặc biệt tiết kiệm chi phí do sinh viên có 1.200 giờ thực tập hưởng lương cho bậc cử nhân và 600 giờ cho bậc thạc sĩ, mức lương 20-27 AUD/giờ, tổng thu nhập lên đến 30.000 AUD. Học phí rất hợp lý, cử nhân từ 21.200- 28.400 AUD/ năm và Thạc sỹ 17.700AUD/năm. Chi phí sinh hoạt tại Sydney khoảng 18.000 AUD/năm. Vì vậy chi phí thực tế cho 1 năm học tập và ăn ở của sinh viên chương trình cử nhân ICMS chỉ khoảng 29.200-36.400 AUD (tương đương 500 triệu- 620 triệu VNĐ/năm, đây là chi phí rất tiết kiệm tại Úc), theo học chương trình quản trị du lịch khách sạn của ICMS sinh viên có cơ hội việc là ngay sau tốt nghiệp.


3. Thứ ba: Đi làm thêm với những công việc hấp dẫn

    Hầu hết các du học sinh Việt Nam tại Úc đều đi làm thêm, việc đi làm thêm không chỉ giúp các em tiết kiệm chi phí mà còn giúp các em tăng khả năng giao tiếp, cọ sát với môi trường làm việc năng động tại Úc. Chính phủ Úc quy định sinh viên quốc tế được làm thêm không quá 40h/2 tuần và mức lương tối thiểu là 12,75 AUD/1h, một số công việc dễ dàng tìm kiếm và thu hút các sinh viên như: Bán lẻ tại các siêu thị, bán café, chạy quầy bar, thu hoạch trái cây, bán hàng qua điện thoại hay gia sư.


4. Thứ tư: Tìm kiếm học bổng

   Đây cũng là cách phổ biến mà học sinh Việt Nam hay lựa chọn, việc xin được bổng sẽ giúp các em giảm thiểu tối đa học phí. Hiện tại một số trường đang cung cấp học bổng hấp dẫn như: Trường Eynesbury học bổng lên tới 50% cho khóa học THPT và dự bị đại học; Trường ĐH La Trobe học bổng 20% học phí; Trường ICMS chuyên đào tạo về quản trị kinh doanh, sự kiện và du lịch khách sạn học bổng lên tới 25.000 AUD.

5. Thứ năm: Cách giảm thiểu chi phí sinh hoạt

    Hầu hết sinh viên Việt Nam đều lựa chọn thuê nhà riêng và chọn giải pháp ở cùng nhóm bạn chia sẻ về chi phí tiền nhà, các bạn có thể tìm thuê nhà ở các khu vực ngoại thành hoặc xa trường học không đáng kể, việc này sẽ giảm thiểu được sinh hoạt phí.

( Nguồn : ST internet )

Hội thảo " Du học Úc chi phí thấp cho Visa an toàn "

     Úc từ lâu đã được biết đến là một quốc đảo xinh đẹp, sôi động, hiện đại và cũng là vùng đất của những bờ biển trải dài bất tận, những công việc cuốn hút và thung lũng đầy quyến rũ. Úc có nền giáo dục hàng đầu thế giới, hàng năm thu hút trên 600.000 sinh viên quốc tế đến theo học và làm việc.
Tại Việt Nam, du học Úc là định hướng tương lai chiếm đại số của các học sinh có dự định du học tuy nhiên còn khá nhiều những khó khăn gây cản trở các bạn như: Làm thế nào đi du học Úc với chi phí thấp? Thời điểm nào đi du học Úc phù hợp? Làm thế nào để có tỉ lệ Visa cao cho du học Úc? Cơ hội nào cho du học sinh tại Úc?... >>> dịch thuật nhanh

     Tất cả các câu hỏi sẽ được trả lời trong hội thảo

"DU HỌC ÚC CHI PHÍ THẤP CHO VISA AN TOÀN"

Thời gian: 9:00, thứ 7 ngày 26/03/2016

Địa điểm: P.1002, tầng 10, tòa nhà Trung tâm đào tạo CNTT & TT, số 1 Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội (Cạnh ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy)

Điện thoại: (04) 730.86.000 – Hotline: 0985.701.001

Hội thảo có sự tham gia đại diện trường International College of Management Sydney


Chú ý:

- Hội thảo giới hạn số lượng 40 người tham dự

- Quý phụ huynh, các em học sinh có thể đăng ký tham dự thông qua các số điện thoại trên hoặc đăng ký online.

- Học sinh có thể đem theo hồ sơ đến tham dự hội thảo để xét học bổng ngay nếu được

(Nguồn: dantri.com.vn )

Xem thêm: dịch thuật nhanh, chất lượng

Du học sinh Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ với con số " khủng "


     Phó Đại sứ Hoa Kỳ Susan Sutton cho biết, không chỉ có gần 19.000 du học sinh Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ, mà hiện đang có tới gần một triệu sinh viên quốc tế đang theo học tại Hoa Kỳ.
Trung tâm tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ EducationUSA trực thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã tổ chức Triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ vào thứ Năm ngày 17 tháng 3 tại Hà Nội.

    45 trường Đại học và Cao đẳng được kiểm định của Hoa Kỳ đã có mặt tại triển lãm, và hơn 900 người đã đăng ký tham dự triển lãm. Đại diện tuyển sinh của các trường đã có hai giờ gặp gỡ với học sinh và phụ huynh có quan tâm, cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi.


   Phó Đại sứ Hoa Kỳ Susan Sutton phát biểu khai mạc triển lãm với sự có mặt của các em học sinh THPT chuyên các tỉnh, và công chúng.

( Ảnh minh họa) 
   Bà Sutton cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của bà với tư cách Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, và một trong những cách hiệu quả và có ý nghĩa nhất để thực hiện điều đó là thiết lập sự kết nối lâu dài thông qua trao đổi giáo dục quốc tế.

   Bà cũng chia sẻ “Đây là thời điểm tuyệt vời để du học ở Hoa Kỳ. Không chỉ có gần 19.000 du học sinh Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ, mà hiện đang có tới gần một triệu sinh viên quốc tế đang theo học tại Hoa Kỳ.”

    Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng có buổi cung cấp thông tin về thị thực cho công chúng quan tâm.


    Tại triển lãm cũng có các bàn thông tin về các chương trình học bổng của Chính phủ Hoa Kỳ dành cho học sinh, sinh viên và người đi làm Việt Nam.

    Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ EducationUSA là một mạng lưới với hơn 400 văn phòng tư vấn trên toàn cầu được hỗ trợ bởi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

    Cán bộ tư vấn EducationUSA cung cấp cho phụ huynh và sinh viên những thông tin chính xác, toàn diện và cập nhật về quá trình xin học của các trường đại học và cao đẳng đã được kiểm định của Hoa Kỳ. Mọi dịch vụ của Trung tâm đều miễn phí.

( Nguồn: dantri.com.vn )

Xem thêm: dịch thuật nhanh, uy tín

Chương trình hỗ trợ đào tạo tiến sĩ quốc tế IMAGERI của Bộ GD-ĐT


   Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT) vừa có thông tin về chương trình hỗ trợ đào tạo tiến sĩ quốc tế IMAGERI.

   Theo đó, IMAGERI là chương trình hỗ trợ đào tạo tiến sỹ quốc tế (pre-doctor), được phối hợp thực hiện bởi Trường ĐH Rouen (Pháp), Trường ĐH Rennes 2 (Pháp), Trường ĐH Ngoại Thương (Việt Nam) và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), dưới sự tài trợ của Cơ quan Đại học Pháp ngữ - AUF.

Ảnh minh họa
   Chương trình dành cho các học viên có mong muốn học tiến sỹ ở nước ngoài, với mục tiêu hỗ trợ các học viên trong việc bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn, tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế, kỹ năng cần thiết để học tập và nghiên cứu hiệu quả khi ra nước ngoài đào tạo.


   Các lĩnh vực đào tạo: Kinh tế, Quản lý, Luật. Thời gian đào tạo: 32 buổi, vào các buổi tối hoặc cuối tuần, tuyển sinh 2 đợt trong 1 năm với sự tham gia giảng dạy của 100% giáo sư đến từ các trường đại học danh tiếng Châu Âu. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp.

   Giá trị Quốc tế: Chương trình đảm bảo cho 100% các học viên tốt nghiệp tìm được giáo sư hướng dẫn và cơ sở đào tạo ở Châu Âu (nếu chứng minh được nguồn tài chính cho việc học tiến sỹ tại nước ngoài).

  Lịch tuyển sinh dự kiến:

    Đợt 1: Tuyển sinh; tháng 01-03/2016; Khóa học tháng 03/2016

    Đợt 2: Tuyển sinh; tháng 07-08/2016; Khóa học tháng 10/2016

  Nội dung giảng dạy:

    Chương trình trang bị cho các học viên các kĩ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến trên thế giới và bổ sung, cập nhật các kiến thức chuyên ngành thiết yếu.

     - Bổ sung kiến thức nền: các phương pháp định tính, định lượng...

     - Cập nhật kiến thức chuyên ngành (ngành kinh tế, quản trị, luật)

     - Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên sâu

     - Xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học

     - Hướng dẫn viết luận án tiến sỹ

     - Kĩ năng thuyết trình báo cáo khoa học tại hội thảo

     - Sử dụng các phần mềm trong nghiên cứu khoa học

     - Sử dụng các công cụ phân tích

     - Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

     - Viết và xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế

    - Bổ trợ ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp)...

   Cuối khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ chứng nhận hoàn thành khóa học


Địa điểm học: Trường Đại học Ngoại thương và Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Địa chỉ Liên hệ:

Trường ĐH Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Web : www.imageri.ftu.edu.vn │Email : imageri@ftu.edu.vn

( Nguồn: theo Dân trí ) 

Xem thêm: dịch thuật nhanh, chuẩn, uy tín

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Du học sinh Việt Nam khó khăn khi ở môi trường ngoại


     90% du học sinh đối diện với không ít khó khăn khi hòa nhập vào môi trường mới ở nước ngoài.
Đa số phụ huynh và học sinh đều nghĩ rằng du học là cơ hội và trải nghiệm đầy thú vị. Tuy nhiên, ngoài việc học ở môi trường hiện đại của các nước phát triển, du học sinh, nhất là ở bậc trung học gặp phải không ít vấn đề.

    Lần đầu tiên xa quê hương, không có gia đình bên cạnh, nhiều em bỡ ngỡ, thậm chí bị sốc vì sự khác biệt lớn ở nhiều lĩnh vực, từ cách giao tiếp đến phương thức học tập, văn hóa…
  
 Nhiều du học sinh gặp phải khó khăn khi hòa nhập với lối sống, cách học và văn hóa khác biệt ở nước ngoài.

   Nhóm chuyên viên về giáo dục của Clever Education đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng cách trao đổi, phỏng vấn, và quan sát các em đang theo học bậc trung học ở Canada, Australia. Kết quả cho thấy, trên 90% du học sinh phải đối diện với những khó khăn trong bước đầu hội nhập vào môi trường giáo dục mới; khoảng 15% có thể vượt qua sự khác biệt này trong một thời gian ngắn (1-2 tháng); 50% mất trên 6 tháng để thích nghi.

   Đặc biệt, khoảng 15-20% du học sinh sau một năm mới hòa nhập được dù ở các trường trung học tại nước ngoài đều có bộ phận hỗ trợ học sinh từ nước khác đến. Tuy nhiên, vì rào cản ngoại ngữ, văn hóa, hầu hết các em đều khó tận dụng sự hỗ trợ này. Vì vậy, gia đình và bản thân các em cần sự hỗ trợ từ những chuyên gia giáo dục người Việt có kinh nghiệm ở cả hai môi trường Việt Nam và nước ngoài.

Theo Clever Education, trên 90% du học sinh phải đối diện với những khó khăn trong bước đầu hội nhập vào môi trường giáo dục mới.
   Các chuyên gia thuộc Clever Education cho biết, khó khăn du học sinh thường gặp phải là cách viết bài luận (có nhiều trong chương trình học). Giáo viên khi giảng dạy dùng rất nhiều tài liệu và không theo trình tự trong sách giáo khoa. Học sinh phải lập luận logic, tư duy phản biện, đa chiều... Phương pháp này khá khác với cách dạy ở Việt Nam khiến nhiều em không thích nghi kịp.

  Để không bị sốc và có thể hòa nhập nhanh với môi trường mới, du học sinh nên chuẩn bị tốt tiếng Anh và các kỹ năng cần thiết.
    Nhằm giúp phụ huynh và các em học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi lên đường du học các chuyên gia giáo dục thuộc Công ty Clever Education sẽ tổ chức tư vấn miễn phí cho các em học sinh có ý định đi du học trung học tại các nước phát triển (Canada, Australia, Mỹ...).


   Buổi tư vấn diễn ra tại TP HCM, từ 9h30-11h, ngày 26/3 ở quán Cafe Trung Nguyên, 264A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3. Tại Hà Nội, từ 9h30-11h, ngày 2/4 ở khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm. Điện thoại: 090-193-9654 gặp Khanh hoặc Tuyền, email: study@clever-edu.com. Phụ huynh, học sinh thể đăng ký tham gia một trong hai buổi gặp mặt tại đây.

Nguồn: Vnexpress.net