Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Điều kiện để du học Đức


Dưới đây là điều kiện để Du học Đức:

-     Trình độ tiếng Đức: Có bằng B1 hoặc B2
-     Và một  trong các điều kiện sau:



I.  Đối với các bạn học sinh vừa tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015:

     Theo thông báo của DAAD đến thời điểm hiện tại thì các bạn phải đạt điểm thi 4 môn (trong đó có 3 môn bắt buộc: toán, văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn) từ 24 điểm trở lên và không có môn nào dưới 4 (không tính các loại điểm cộng thêm) và có giấy gọi vào một trường đại học hệ chính quy của Việt Nam được công nhận. >>> dịch thuật nhanh

II.  Đối với các bạn sinh viên đã thi đại học từ năm 2014 trở về trước:

    1. Có giấy gọi vào một trường Đại học hệ chính quy với tổng điểm thi Đại học 3 môn từ 15 điểm trở lên và không có môn nào dưới 4 (không tính các loại điểm nhân hệ số, điểm ưu tiên và điểm làm tròn) + bảng điểm các kỳ đại học đến thời điểm hiện tại.

   2. Đã tốt nghiệp Đại học hệ chính quy.

  3. Đã tốt nghiệp Cao đẳng hoăc đã trúng tuyển vào hệ liên thông của một trường Đại học hệ chính quy được phía Đức công nhận.

Nguồn: Sưu tầm Internet

Du học tại Đức- chìa khóa vàng cho tương lai


    Việc miễn học phí đại học ở Đức nằm trong tiêu chí đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho người dân.

    Tại Đức, bạn có cơ hội học tập ở những trường đại học có chất lượng đào tạo thuộc hàng top trong những nước hàng đầu thế giới. Bằng tốt nghiệp ở các trường đại học này được công nhận trên toàn châu Âu và thế giới. Bạn có thể lựa chọn học trong 12.500 ngành học khác nhau trên 380 trường đại học trải đều trên khắp nước Đức. >>>dịch thuật nhanh

    Điều đặc biệt là ngay cả khi tài chính của gia đình bạn không dư dả, bạn không có khả năng chi trả cho các khoản học phí và sinh hoạt phí cao như ở Mỹ, Anh, Singapore… thì bạn vẫn có có khả năng đi du học ở Đức. Hầu hết các trường đại học ở Đức hiện nay không thu học phí. Việc miễn học phí đại học ở Đức nằm trong tiêu chí đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho người dân. Chỉ còn một bang trong tổng số 16 bang của Đức thực hiện việc thu học phí nhưng ở mức vừa phải, 500 Euro cho một học kỳ.

Du học sinh Việt Nam tại Đức
   Trong khi ở Singapore cấm sinh viên đi làm thêm hoặc ở Mỹ chỉ cho phép sinh viên đi làm các công việc trong nội bộ của nhà trường, thì ở Đức, các bạn được đi làm thêm ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, miễn là không ảnh hưởng đến việc học tập ở trường. Đức khuyến khích sinh viên đi làm thêm vào cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ. Trong một năm, sinh viên được phép làm thêm 120 ngày, bạn sẽ kiếm được khoảng 5.700 đến 6.700 Euro một năm. Với thu nhập này, sinh viên có thể tự trang trải chi phí sinh hoạt của mình hoặc chỉ phải xin bố mẹ mức sinh hoạt phí thấp so với các nước khác ở châu Âu và châu Mỹ. >>> dịch thuật nhanh

    Khi sinh viên có giấy phép lưu trú dài hạn, các bạn có thể đi du lịch tại 27 nước trong khối Liên minh châu Âu mà không cần xin visa nhập cảnh và có thể tiêu chung một đồng tiền Euro ở tất cả các nước trong khối EU. Các bạn có thể thỏa sức khám phá nền văn minh châu Âu mà không cần tốn nhiều tiền, vì luôn có các vé máy bay giảm giá (khoảng 100 Euro cho 700 km) và các khách sạn vừa phải cho sinh viên thuê (20 Euro mỗi tối).

    Sinh viên có cơ hội du lịch khắp nước Đức và châu Âu.

Nguồn: Sưu tầm,
Tags: dịch thuật nhanh, giá rẻ, chính xác

Nhiều du học sinh khó tìm được việc khi về nước. TAỊ SAO???


     Sau 4 năm du học ở New Zealand, Kim Anh trở về Việt Nam không xin được việc làm phù hợp nên quyết định mở cửa hàng tạp hóa. 


    Kim Anh (ngụ Bình Dương) sinh ra trong gia đình giàu có, cha mẹ là chủ doanh nghiệp nên từ nhỏ cô được sống trong sung túc. Học xong cấp 3 ở Việt Nam, Kim Anh được đầu tư du học ngành Quản trị kinh doanh ở New Zealand. Với mức học phí khoảng 25.000 USD/năm cùng với chi phí ăn ở, đi lại, sau 4 năm đại học cô cho biết đã tiêu hết của ba mẹ khoảng 5 tỷ đồng.

   Tốt nghiệp, Kim Anh được nhận vào làm việc tại một siêu thị nhỏ ở New Zealand với mức lương hơn 1.500 USD/tháng. Tuy nhiên, cô sau đó được ba mẹ yêu cầu quay về Việt Nam làm việc và lập gia đình. Về Bình Dương, Kim Anh nhiều lần mang hồ sơ đi xin việc, nhưng không thể tìm được việc phù hợp.


     "Thật sự thì có nhiều công ty nhận, nhưng mình không hài lòng với mức lương. Hơn nữa mặc dù học ngành Quản trị kinh doanh, nhưng hầu hết công ty phân mình về làm văn phòng hoặc dịch thuật. Suốt ngày ngồi làm văn bản, giấy tờ nên chỉ làm được vài tháng là mình nhảy việc", Kim Anh cho biết.

    Một năm sau khi về nước, Kim Anh đã ba lần nhảy việc và vẫn chưa tìm được công việc như ý. Quá chán nản, cô quyết định nghỉ làm và xin vốn của ba mẹ để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhỏ. Từng là nhân viên quản lý ở siêu thị, nhưng khi tự đứng ra kinh doanh, Kim Anh gặp không ít khó khăn.

   "Cửa hàng mới mở nên khách hàng ít, trong khi phần lớn thực phẩm tươi sống và rau xanh không để được lâu nên mình lỗ nhiều", Kim Anh chia sẻ và cho biết đã bỏ ra gần một tỷ đồng để thuê mặt bằng, xây cửa hàng và mua sắm vật dụng nhưng phải chịu lỗ để sang lại cho người khác. Cô sau đó mở cửa hàng bán tạp hóa, hiện hàng tháng cho thu lãi 15-20 triệu đồng. 

   "Không thể đong đếm việc bỏ ra tiền tỷ để du học mang về được giá trị gì, không cứ phải đi học ở nước ngoài về thì lương sẽ cao hơn. Tôi vẫn thấy việc du học giúp tôi rất nhiều, nhất là có cái nhìn rộng hơn ra thế giới bên ngoài, cách suy nghĩ cũng thoáng hơn", Kim Anh chia sẻ.

    Khá bằng lòng với công việc hiện tại, Kim Anh cho biết trước mắt sẽ bán tạp hóa để lấy kinh nghiệm, sau đó sẽ đầu tư mở hệ thống siêu thị mini và việc học Quản trị kinh doanh đã giúp ích cô rất nhiều với dự định này.


    Từng du học ở Anh theo dạng tự túc, sau 4 năm học với mức chi phí hơn 4 tỷ đồng Ngọc Hà (quận 7, TP HCM) sau đó xin vào làm ở một tập đoàn lớn, chấp nhận khởi đầu với mức lương 10 triệu/tháng. "Mức lương ban đầu không nói lên vấn đề gì cả. Chính 4 năm du học giúp mình trưởng thành rất nhiều", nữ nhân viên làm ở phòng cho biết.

    Là con một trong gia đình, ba mẹ đều là cán bộ nhà nước, mặc dù không thuộc hàng giàu có, nhưng cha mẹ vẫn quyết tâm cho Ngọc Hà theo học chương trình đại học ở nước ngoài. "Thật ra lúc đi mình không tìm hiểu nhiều, thấy bạn bè đi như một trào lưu nên cũng một hai đòi ba mẹ cho đi bằng được. Khi sang tới nơi mình đã phải nếm trài rất nhiều khó khăn", Ngọc Hà chia sẻ.

    Với khả năng tiếng Anh, ngay khi về nước Ngọc Hà dễ dàng tìm kiếm được việc làm. Nhưng sau 2 năm và trải qua 3 lần nhảy việc, cô mới hài lòng với vị trí hiện tại. "Thật ra mức lương này không cao so với số tiền mình bỏ ra đi học. Nhưng theo mình không cứ phải du học về là phải làm ông này bà nọ với mức lương khủng, cơ bản là mình phải biết hòa nhập", Ngọc Hà nói và cho biết nhiều bạn bè của cô du học về đều chấp nhận mức lương khởi điểm 6-7 triệu đồng/tháng.

    Nhiều năm gom góp tiền cho con du học, chị Thu Minh (quận 5, TP HCM) cũng cho biết sẵn sàng bỏ tiền tỷ chỉ với mong muốn con được tiếp thu nền giáo dục tốt. "Thật ra nếu tính việc sau này con mình về nước làm việc với mức lương bao nhiêu thì tôi đã lấy số tiền đó cho vay lấy lãi rồi", chị Minh nói.

    Là nhân viên văn phòng chị Minh cho rằng việc con mình du học ở Mỹ sẽ giúp em tự tin hơn khi về Việt Nam làm việc. Con chị cũng có thể dễ dàng xin vào làm việc ở một công ty đa quốc gia và bắt kịp tốc độ làm việc của họ.

    Hiện tại con gái của chị đang theo học ngành Truyền thông ở hệ thống trường Kingsborough Community College - CUNY (cao đẳng cộng đồng) với mức học phí ở 20.000-25.000 USD/năm.

****Tên một số nhân vật đã thay đổi.

Nguồn : Sư tầm Internet
Xem thêm: Du học, dịch thuật nhanh, uy tín

Tham khảo Chương trình học và làm việc tại New Zealand

   
     Điều kiện bắt buộc khi tham gia chương trình PGDipBE là có bằng đại học hoặc ít nhất bằng cao đẳng kết hợp trên 5 năm kinh nghiệm về quản lý.

    New Zealand là một đất nước phát triển nằm phía Tây Nam Thái Bình Dương, vị trí trên bản đồ nằm kề sát Australia, diện tích xấp xỉ bằng Việt Nam với số dân vỏn vẹn khoảng 4 triệu người. New Zealand từng là nước có đời sống và thu nhập cao nhất thế giới trong những giai đoạn thế chiến thứ hai. Vào thời kỳ đó, đây là nơi cung cấp sản lượng nông nghiệp chính cho cả thế giới (bơ, sữa, thịt...) cho đến những năm 80 nền kinh tế suy thoái nhưng vẫn nằm trong top 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới. 

   Chương trình PGDipBE là bí quyết giúp cha mẹ đầu tư cho con học miễn phí lên đến 4, 5 năm. Chương trình này có ưu điểm cho những học sinh từ lớp một đến lớp 12. Nếu con 5 tuổi, vào lớp một tại New Zealand sẽ được học miễn phí đến hết lớp 6 và nếu có con đang học lớp 7 thì sẽ học hết bậc trung học phổ thông tại đây. Nếu gia đình có 4 con dưới 18 tuổi thì sẽ học miễn phí cho tất cả.



  Chương trình PGDipBE là bí quyết đầu tư cho con học miễn phí lên đến 4,5 năm.

       Bước một: Bạn sẽ được cấp visa sang New Zealand trong khoảng thời gian 6 - 9 tháng (Zero fee 36 weeks) để tham gia chương trình cải thiện trình độ ngoại ngữ đầu vào. Bạn phải đạt ít nhất 65% khối lượng bài tập Anh văn để vào chương trình PGDipBE. Nếu có điểm IELTS 6.5 ở Việt Nam thì bạn được vào thẳng chương trình PGDipBE. Lúc này, vợ (chồng) và con cái sẽ đi cùng một lúc và được cung cấp chỗ ở miễn phí 16 tuần.

     Bước hai: Chương trình PGD kéo dài 16 tháng (visa 17 tháng), bạn cần tham gia PGD 4 tháng tại thành phố Invercagill để học cách thành lập doanh nghiệp, tìm hiểu các chính sách và những cơ hội đầu tư ở New Zealand, hai tháng tại doanh nghiệp để tìm hiểu thực địa. Sau đó, bạn sẽ có 10 tháng tập làm quen với việc mở thương vụ kinh doanh. 10 tháng này, bạn sẽ làm luận án về kế hoạch kinh doanh khả thi để chuẩn bị cho Self-employment hoặc Entrepreneur work visa với sự hỗ trợ của các giáo sư từ chương trình PGDipBE. Giai đoạn này, bạn được phép tập làm quen với việc mở doanh nghiệp. Giai đoạn này, trẻ em sẽ được học miễn phí 16 tháng theo visa của ba mẹ.

     Bước ba: Bạn đã đủ kiến thức và trình độ ngoại ngữ cũng như là kinh nghiệm để điều hành việc kinh doanh của mình. Bạn sẽ được cấp Post-study Work Visa (open) 12 tháng tìm full-time job hoặc tự sel-employment hoặc chuẩn bị nộp đơn xin Entrepreneur visa. (16 tháng PGDipBE + 12 tháng Post study work = 28 tháng). Sau khi hết giai đoạn Post-study work visa, bạn sẽ nộp đơn xin tiếp visa Post-study Work (employer-assisted) nếu như bạn xin được full-time job thì visa sẽ cấp giai đoạn này là 24 tháng. Hoặc là bạn tự Entreprenuer work visa thì sẽ đi theo hướng Entrepreneur vis, lúc đó, con của bạn sẽ học miễn phí tới 18 tuổi.

    Bước 4: Nếu bạn không xin được việc, không mở doanh nghiệp ở giai đoạn Post study work visa thì sẽ đăng ký học thêm một năm chương trình Master of applied managerment của trường SIT thì chồng (vợ) của bạn tiếp tục được cấp work visa, trẻ em tiếp tục là domestic student 12 tháng. (16 tháng PGDipBe + 12 tháng Post study work + 12 tháng Master of applied managerment = 40 tháng)

     Bước 5: Sau khi kết thúc chương trình Master of applied managerment (level 9), anh chị tiếp tục được cấp Post study work visa của level 9 là 12 tháng (16 tháng PGDipBe + 12 tháng Post Study work + 12 tháng Master of Applied managerment + 12 tháng Post Study work visa = 52 tháng (4,3 năm). Nếu bạn vẫ không tìm được việc làm full-time hoặc tự mở doanh nghiệp thì chồng (vợ) của bạn tiếp tục quay lịa chương trình PGDipBe, lúc đó, thời gian học cho trẻ lên đến 8 năm.


    Để giúp các bạn tiết kiệm chi phí trong thời gian du học tại New Zealand, một trong những giải pháp hiện nay là mua nhà để ở và cho thuê. Những năm 2013, 2104, giá bất động sản tại đây rẻ kết hợp với tỷ giá NZD và VND thì việc sở hữu một căn nhà trị giá từ 80.000 NZD - 150.000 NZD (một tỷ đến hai tỷ) không khó. Hiện nay, những căn nhà này đã lên giá gần 40%. Giá phòng cho thuê thì cung không đủ cầu vì số lượng du học sinh đến thành phố này tăng liên tục mỗi năm.


   Chi phí sinh hoạt ở thành phố này tương đối thấp so với các thành phố khác. Một gia đình có mức sống hàng tháng trung bình khoảng 1.500 NZD (khoảng 25 triệu đồng) nếu không có mua nhà. Như vậy, đây là một kế hoạch hấp dẫn, khả thi vì bạn sẽ được miễn phí lên đến 9 tháng học Anh văn; hương trình học thực sự của PGDipBE chỉ có 4 tháng; vợ, chồng được cấp work visa, đi làm kiếm thu nhập; trẻ em được học miễn phí với nền giáo dục đẳng cấp theo hệ Anh (UK); giá nhà rẻ, mua để kinh doanh cho thuê, tiết kiệm chi phí sinh hoạt; mức sống tương đối thấp, thậm chí thấp hơn ở TP HCM.

   Điều kiện bắt buộc khi tham gia chương trình PGD là có bằng đại học cử nhân hoặc ít nhất bằng cao đẳng kết hợp trên 5 năm kinh nghiệm về quan lý; đủ khả năng tài chính cho 16 tháng tương đương khoảng một tỷ đồng; chứng minh nguồn gốc số tiền. Bạn cần có sức khỏe tốt, không mắc các chứng bệnh truyền nhiễm; chưa từng bị từ chối visa New Zealand; có lý lịch tư pháp trong sạch.

Nguồn: Sưu tầm Internet
Tags: dịch thuật nhanh, chất lượng

Cách kiếm tiền của du học sinh Việt


      Trực điện thoại, quản lý ký túc xá, bưng bê, rửa bát, phiên dịch, gia sư, trợ giảng, giúp người già uống thuốc... là những công việc du học sinh Việt làm để có tiền chi trả phí sinh hoạt đắt đỏ.

     Quang Thông (23 tuổi), Nam Phương (21 tuổi), du học tại tiểu bang Texas (Mỹ) cho biết, những sinh viên không có hoặc học bổng không đủ, trừ tiền học phí sẽ phải tốn khoảng 1.000 USD/tháng (hơn 22 triệu đồng) cho các khoản: tiền nhà, tiền ăn, đi lại, mua sắm quần áo, tiêu vặt... Vì thế, hầu hết du học sinh tìm cách làm thêm, bằng đủ nghề để trang trải chi phí nơi xứ người.

    Để có thêm thu nhập chi trả phí sinh hoạt đắt đỏ nơi xứ người hoặc phục vụ các sở thích cá nhân như du lịch, các du học sinh Việt đã làm thêm nhiều nghề từ phục vụ nhà ăn, gia sư, hỗ trợ người cao tuổi..


    Luật pháp Mỹ không cho phép du học sinh làm thêm bên ngoài, nếu không có sự đồng ý của nhà trường. Do đó, các công việc sinh viên người Việt hay làm, theo Quang Thông là trực điện thoại, bưng bê, rửa bát ở nhà ăn trong trường. Lương mỗi giờ cho những việc này khoảng 7-9 USD (150.000-200.000 đồng).

     Một số sinh viên nhận được công việc quản lý ký túc xá sau khi qua vòng nộp hồ sơ, tuyển chọn, sẽ có mức thu nhập cao hơn. Thường những người này được miễn phí tiền nhà, không phải chung phòng với các bạn khác. Tuy nhiên, họ sẽ không được nhận làm thêm công việc gì khác và lúc nào cũng phải sẵn sàng giải quyết vấn đề của các bạn trong khu mình phụ trách, như giảng hòa các vụ cãi nhau, tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí...

    Cá nhân Thông, dù đã được hỗ trợ toàn bộ học phí và tiền tiêu vặt, vẫn nhận dạy thêm cho sinh viên những lớp căn bản về Đại số, Giải tích. Em cho biết, để nhận được công việc này, phải qua vòng nộp hồ sơ, phỏng vấn, trong khoảng 200 ứng viên, trường sẽ lấy 10-20 người xuất sắc. "Lương dạy học của em là 15 USD/giờ. Em làm liên tục trong 2,5 năm. Số tiền đó đủ cho em chi tiêu dư giả, mua vé máy bay đi về thăm bố mẹ ở Việt Nam và mời mẹ sang Mỹ chơi, du lịch", Thông nói.

   Theo quan sát của nam sinh này, trong các nghề thì việc dạy học, trợ giảng lương tốt và nhàn nhã nhất. Nếu bạn nào có cơ hội ra thực tập ở các công ty bên ngoài về mấy ngành công nghệ, như kỹ sư hay khoa học máy tính, lương sẽ cao hơn hẳn làm thêm ở trường.


  Tại Anh, du học sinh Việt Nam cũng tích cực làm thêm. Bùi Thu Vân (học MBA tại Bournemouth University) cho biết, đa phần sinh viên Việt ở đây đi làm bồi bàn với thu nhập 6-7 bảng Anh/giờ (190.000-230.000 đồng). Một số bạn chọn bán hàng thuê dịp Noel, đi dịch, giúp đỡ người già uống thuốc ở các cơ sở y tế cho người cao tuổi hay làm thêm cho trường với lương 8-9 bảng/giờ, nhưng công việc không ổn định. "Một nghề hái ra tiền của du học sinh người Việt ở Anh là làm móng (nail). Trung bình sinh viên sẽ nhận được 700-1.000 bảng/tháng (23-33 triệu đồng), có bạn nhiều hơn. Nhưng đây là công việc độc hại, phải mất 3 tháng học việc ban đầu. Nhiều du học sinh mải mê kiếm tiền bằng nghề này đã không tập trung cho việc học, ít khi lên trường", Vân nói.

    Được trường hỗ trợ học phí nhưng hàng tháng vẫn tốn một khoản phí sinh hoạt gồm tiền nhà, tiền ăn, tiêu vặt... tầm 500-700 bảng nên Thu Vân chọn một công việc làm thêm bên ngoài. Với lợi thế đạt thành tích học tập xuất sắc ở Bournemouth University, em nhận chữa bài và mở lớp dạy cách viết luận đạt điểm cao, cách nghiên cứu hiệu quả cho các sinh viên mới sang Anh. Công việc này mang đến cho Vân khoản thu nhập 200-400 bảng mỗi tháng. Em ngoài ra còn đi dạy tiếng Anh giao tiếp tại trung tâm và gia sư theo nhóm nhỏ với mức lương 300-400 bảng/tháng. Cộng với việc bồi bàn vào cuối tuần, 6 tháng nay Thu Vân không phải xin hỗ trợ kinh tế từ gia đình. Các việc kể trên cũng giúp ích cho định hướng tương lai của em là trở thành một giảng viên đại học.

    Tại đất nước Nhật Bản, du học sinh đang theo học thạc sĩ ngành Luật tại Đại học Kyushu - Lê Thị Thu Vân chọn đi làm thêm để thử thách bản thân bằng việc độc lập tài chính với gia đình và phục vụ sở thích du lịch. Em cho biết, đã làm rất nhiều nghề như: dạy tiếng Anh giao tiếp cho doanh nhân, học sinh, sinh viên bản địa; trợ lý tại các kỳ thi TOEIC; hướng dẫn viên cho các đoàn chính khách Việt Nam sang làm việc và khách du lịch Việt sang thăm Nhật Bản; MC, lễ tân cho hầu hết sự kiện của Tổng lãnh sự quán và Hội sinh viên Việt Nam, phục vụ nhà hàng, khách sạn nhỏ...

Du học sinh đang theo học thạc sĩ ngành Luật tại Đại học Kyushu - Lê Thị Thu Vân 

     Các công việc này cùng với học bổng có thể mang đến cho Vân tổng thu nhập một tháng khoảng 1.400-1.900 USD (25-40 triệu). "Em có thể chi tiêu thoải mái và dành dụm cho sở thích du lịch, đầu tư, mua quà biếu, tẩm bổ, chăm sóc thêm cho bố mẹ. Hầu hết lần bước chân ra nước ngoài của em đều không phải dùng đến tiền tiêu vặt nào bố mẹ dúi cho", Vân chia sẻ.

    Bên cạnh công việc được phép, không ít du học sinh Việt đã làm "chui" để có khoản thu nhập cao hơn. Tại Mỹ, hình ảnh sinh viên bưng bê ở các quán ăn Việt không phải "hiếm" thấy. Theo Nam Phương (trường UT MD Anderson), nếu bị bắt, du học sinh sẽ bị nhà trường cảnh cáo, nặng có thể phải về nước.

    Bùi Thu Vân (Bournemouth University, Anh) cũng phê phán việc làm thêm trái phép hoặc lao vào kiếm tiền mà lơ là chuyện học của một số du học sinh. "Em không ủng hộ quan điểm phải sống phải chết ra nước ngoài học khi mà chưa xác định được cho bản thân rõ ràng. Nhiều bạn cứ mải mê kiếm tiền bằng những công việc không liên quan đến ngành học rồi quên việc học. Dù có hay không có học bổng thì các du học sinh cũng phải dùng tiền trợ cấp từ bố mẹ. Do đó cần xác định sống, học tập, làm việc sao cho khoản đầu tư đó sinh lời đúng hướng", nữ thạc sĩ nói.

Nguồn: sưu tầm internet
Tags: >>> dịch thuật nhanh, rẻ, chính xác

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Những mẹo hay để viết chuẩn chính tả tiếng Anh (phần1)


Nếu thường xuyên viết sai chính tả tiếng Anh, bạn nên áp dụng những bí quyết thú vị sau.

   Ngay cả người dân bản ngữ cũng thấy bối rối trước thử thách đánh vần hay viết chính tả một cách chuẩn xác. Tiếng Anh chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ tiếng, ngôn ngữ khác nhau, do đó nhiều từ vựng có thể khó nhớ với người học.



  Điều đầu tiên là xác định xem bạn muốn học cách viết của quốc gia nào. Tiếng Anh của Mỹ, Anh, Canada hay Australia đều có một số từ có cách viết khác nhau. Chẳng hạn như từ "màu sắc" là "color" với tiếng Anh-Mỹ và "colour" với Anh-Anh. Sau đó, bạn có thể rèn luyện với các bước sau:

>>>dịch thuật nhanh


1. Sử dụng thuật ghi nhớ

   Ghi nhớ thông tin không dễ, nhưng sẽ dễ hơn nếu bạn biến thông tin ấy trở nên ấn tượng, ý nghĩa. Thuật ghi nhớ biến thông tin đơn thuần thành những hình ảnh, giai điệu hay trong ngữ cảnh một câu văn.

   Giai điệu và bài hát khiến từ ngữ và thông tin dễ nhớ hơn. Ví dụ, có một bài thơ về cách đánh vần được các học sinh thường truyền tai như sau:

At the end of a word if you find silent e,
Then throw it away, -- for there it can't be
When an affix you add with a vowel commencing;
Thus "rogue" will make "roguish," and "fence" will make "fencing";
But if -able or -ous follow soft c or g,
Then, "change" you make "changeable", keeping the e.

(Khi cuối từ xuất hiện chữ e là âm "câm"
Và bạn muốn thêm hậu tố có bắt đầu là một nguyên âm
Thì bạn hãy vứt nó đi, vì nó không thể ở chỗ đó
Chẳng hạn như "rouge" trở thành "roguish" và "fence" trở thành "fencing"
Không áp dụng  nếu hậu tố "able" hoặc "ous" nằm cuối từ có âm nhẹ là "c" hay "g"
Chẳng hạn như "change" trở thành "changeable", bạn vẫn giữa chữ "e")

   Bạn có thể tham khảo những bài thơ tương tự hoặc tự sáng tác nên. Trong tiếng Việt, bạn cũng từng nghe đến những bài thơ như:

"O" tròn như quả trứng gà
"Ô" thì đội nón, "ơ" thời thêm râu.

   "Acronym" - một từ được tạo bằng cách viết tắt các chữ cái đầu của một cụm từ cũng là một cách hay để học chính tả. Bạn có thể sử dụng các từ viết tắt có sẵn để học cả cụm, chẳng hạn như "LOL" là viết tắt của "Laughing Out Loud" (cười lớn) hoặc tự tạo cho mình một cách viết tắt để nhớ từ.
  
  "Rhythm" là một từ khó viết đúng chính tả. Bạn có thể xem "RHYTHM" là viết tắt các chữ cái đầu của câu ""Rhythm Helps Your Two Hips Move." (Nhịp điệu khiến hai hông của bạn lắc lư).

   "An island is land surrounded by water"
     Thuật ghi nhớ còn có thể được thể hiện bằng việc đặt câu. Chẳng hạn, nếu từ "island" khó đánh vần, bạn có thể đặt một câu như sau "An island is land surrounded by water" và từ đó ghi nhớ, "island" là kết hợp của từ "is" và "land".


2. Học một vài quy tắc

   Thỉnh thoảng, bạn có thể học thuộc một số quy tắc để biết cách viết của từ. Chẳng hạn, nếu không hiểu vì sao tính từ "happy" khi chuyển thành danh từ lại phải đổi chữ "y" thành "i", bạn có thể học quy tắc "Khi thêm một hậu tố vào một từ có kết thúc là 'y' thì 'y' phải được đổi thành 'i', ví dụ cặp 'try - tries', 'party - parties".

3. Lưu ý những từ có đánh vần khác thường

   "Weird" là một từ phổ biến nhưng lại có cách viết dê gây nhầm lẫn.
Có một số từ tiếng Anh khó viết đúng ngay với cả người bản địa, ví dụ lose và loose, resign và re-sign, compliment và complement. Bạn nên lưu ý và ưu tiên học thuộc những từ dễ gây nhầm nhưng hay được dùng như: across, basically, beginning, believe, foreign, friend, forty, interrupt, until, weird.



4. Viết danh sách những từ bạn hay viết sai

    Thay vì cố nhớ danh sách những từ khó đánh vần do người khác biên soạn, bạn có thể tự lập nên một danh sách của riêng mình, học cách nhớ chúng với thuật ghi nhớ nêu trên. Biết mình cần gì là một phần quan trọng của việc học.

Nguồn: sưu tầm internet
Tags: dịch thuật nhanh, chính xác

Đại học Colorado State, Mỹ như thế nào?


    CSU cung cấp các chương trình và dịch vụ hỗ trợ về cả tiếng Anh học thuật lẫn tiếng Anh giao tiếp. Đây cũng là một trong sáu trường đại học Mỹ hợp tác với INTO.

    Hiện nay, Mỹ là một trong những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên quốc tế theo học (IIE, 2013). Đại học Colorado State (CSU) là trường công lập tọa lạc tại Fort Collins, Colorado, là một trong những đại học nghiên cứu hàng đầu cấp quốc gia. CSU được nhận "Giải thưởng quốc gia từ Thượng nghị sĩ Paul Simon dành cho trường đại học có tính quốc tế hóa" của năm 2013, thể hiện nỗ lực không ngừng của trường trong công tác quốc tế hóa. Từ năm 2006, số lượng sinh viên của trường tăng trưởng nhanh chóng, từ 800 sinh viên lên đến hơn 2.000 vào năm 2014. Chỉ tính từ năm 2013 đến năm 2014, số lượng sinh viên quốc tế tăng 23%, đại diện cho hơn 90 quốc gia. CSU được xếp hạng nhất tại Mỹ về sự hài lòng của sinh viên quốc tế về học thuật và các hỗ trợ dành cho sinh viên (International Student Barometer, 2013). >>> dịch thuật nhanh

  CSU là một trong những đại học nghiên cứu hàng đầu cấp quốc gia.
   Trường cung cấp các chương trình và dịch vụ hỗ trợ về cả tiếng Anh học thuật lẫn tiếng Anh giao tiếp. CSU là một trong sáu trường đại học Mỹ hợp tác với INTO, một tổ chức chuyên hỗ trợ sinh viên chuẩn bị theo học đại học và sau đại học thông qua các chương trình dự bị về học thuật lẫn ngôn ngữ với môi trường học tập tốt. Sinh viên theo học tại INTO-CSU tận hưởng tất cả những lợi ích và những trải nghiệm của cuộc sống đại học, trong khi vẫn nhận được sự hỗ trợ về ngôn ngữ và những hỗ trợ cần thiết khác. Ngoài các lớp học ngôn ngữ tại INTO, CSU cung cấp nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế để thực hành tiếng Anh. Ví dụ: Trung tâm Fort Collins International (FCIC), một tổ chức cộng đồng phi lợi nhuận, cung cấp các lớp học tiếng Anh giao tiếp miễn phí hàng tuần dành cho tất cả đối tượng học viên.

  Giảng viên và nhân viên của trường luôn nỗ lực để thu hẹp khoảng cách và đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh quốc tế được đáp ứng
   Tại CSU, văn phòng Dịch vụ sinh viên và Học giả quốc tế (ISSS) có trách nhiệm hỗ trợ các sinh viên và học giả quốc tế trong quá trình điều chỉnh văn hóa để hòa nhập. Đồng thời, điều này cũng đẩy mạnh việc đa dạng hóa giáo dục và cuộc sống của sinh viên Mỹ cùng các thành viên cộng đồng thông qua việc tiếp xúc với các nền văn hóa khác. ISSS tổ chức các sự kiện nhằm giúp sinh viên có chuẩn bị ban đầu như chương trình "Định hướng sinh viên quốc tế"  hay chương trình "Tư vấn về văn hóa".


   Nhân viên tư vấn là sinh viên Mỹ và cả sinh viên quốc tế tình nguyện đứng ra hỗ trợ các sinh viên quốc tế mới đến làm quen với cuộc sống ở CSU và sau đó tiếp tục hỗ trợ trong suốt năm học qua nhiều sự kiện cũng như hoạt động khác nhau. Một sự kiện yêu thích của sinh viên quốc tế tại CSU là "Weekend in the Mountains", sự kiện "Bóng đá 101. Một chương trình quan trọng được cung cấp thông qua Trung tâm quốc tế Fort Collins là "Chương trình các đại sứ toàn cầu", "Triển lãm World Unity".

 Sinh viên luôn nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
    Giảng viên và nhân viên của trường luôn nỗ lực để thu hẹp khoảng cách và đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh quốc tế được đáp ứng. TILT, Viện Học tập và giảng dạy đã đưa ra một sáng kiến ​​quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu học tập của sinh viên quốc tế. Mỗi học kỳ mùa thu, TILT cung cấp một tuần Academic Integrity với các buổi hội thảo miễn phí trao đổi về các sai lầm phổ biến và hướng dẫn những phương pháp giúp thành công khi học tập tại Mỹ. Đặc biệt, hội thảo tập trung vào những gì sẽ làm nên một "sinh viên tốt" ở Mỹ, các sinh viên sau đó sẽ thiết kế một kế hoạch dành cho cá nhân, trong đó có các yếu tố liên quan đến đặc điểm văn hóa của mình. Khi một sinh viên đang gặp khó khăn trong học tập, cố vấn của ISSS sẽ gặp gỡ với sinh viên và đảm bảo sinh viên biết tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những nguồn nào trong trường

Nguổn: sưu tầm internet
Xem thêm: Du học, dịch thuật nhanh

Làm thế nào để có một bộ hồ sơ xin học bổng du học hiệu quả ?


    'Bài luận, theo tôi là yếu tố quan trọng nhất vì thể hiện được sự trưởng thành của bản thân trong cuộc sống, cái nhìn, quan điểm cá nhân của mình', Siêu Nguyễn - người nhận được học bổng toàn phần tại trường Vassar College (Mỹ) chia sẻ. 

    Siêu Nguyễn nhận được học bổng của 7 đại học danh giá như: Yale -NUS College tại Singapore, Tufts University, Oberlin College (đều thuộc top 30 đại học hàng đầu nước Mỹ)... Hiện em theo học tại Vassar College (Mỹ) với mức hỗ trợ 208.000 USD/4 năm (gần 4,2 tỷ đồng) học bổng từ trường.
Siêu Nguyễn - người đã nhật được học bổng của 7 trường ĐH danh giá ở Mỹ
   Chia sẻ với VnExpress về bí quyết "apply" du học thành công, Siêu cho biết, để được một đại học Mỹ nhận và cấp hỗ trợ tài chính thì bộ hồ sơ phải hoàn thiện và theo em, bài luận là yếu tố quan trọng nhất.

 Điểm GPA trung bình trên lớp, điểm TOEFL, SAT... chỉ là những con số, các nhà tuyển sinh không biết được bạn đã làm gì, học như thế nào, hoạt động ngoại khoá ra sao. Riêng bài luận thể hiện được quan điểm, cái nhìn và sự trưởng thành. Học sinh được chọn viết về một trải nghiệm nào đó, rút ra được một bài học khiến mình trưởng thành hơn.

    Cá nhân Siêu, khi viết bài luận trong hồ sơ xin học bổng để gửi đi, đã chia sẻ về trải nghiệm viết báo tại Việt Nam, những khó khăn gặp phải và cách em vượt qua để giữ được đạo đức của nghề viết. "Trong bài luận này, em đã thể hiện những trăn trở của mình về ngành truyền thông Việt Nam và về công nghệ PR của một số báo mạng. Em cũng đồng thời bộc lộ bản thân một cách sâu sắc hơn, chứ không chỉ hời hợt qua những con số", nam sinh cho biết.
   Theo "chuyên gia săn học bổng" này, một bài luận tốt bắt nguồn từ những ý tưởng tốt. Tư liệu của bài luận chính là những sự kiện, trải nghiệm đã xảy ra trong cuộc sống. Ở bài luận của mình, Siêu đã liệt kê những công việc đã làm, những vấn đề em quan tâm, để chọn lọc được ý tưởng hay nhất và gắn bó với mình nhất. Sau đó, em tìm một hình thức độc đáo để kể lại câu chuyện của mình. Đan xen trong đó là việc giới thiệu 6 dấu thanh trong tiếng Việt: mỗi dấu thanh đại diện cho những cảm xúc trong cuộc sống, lúc trầm lúc bổng, lúc cao lúc thấp, lúc vui vẻ, lúc buồn phiền, tất cả đều tạo nên sự đa sắc.

   "Bài luận nên ngắn gọn, súc tích, dùng từ ngữ đơn giản để tạo một cảm giác chân thành. Bài viết nên mang giọng tự sự, như kể chuyện trực tiếp cho nhà tuyển sinh để thuyết phục họ, tạo một không khí gần gũi", chàng trai chia sẻ bí kíp.

   Bởi mỗi nhà tuyển sinh chỉ dành rất ít thời gian đọc một bộ hồ sơ, vì thế Siêu cho rằng, một bộ hồ sơ ấn tượng cần phải sắc ở một khía cạnh cụ thể. Cá nhân em đã chọn thể hiện niềm đam mê của mình với ngành truyền thông. Ngoài bài luận nói về công việc viết báo mạng, trong hồ sơ hoạt động ngoại khóa, Siêu cũng ưu tiên trình bày những việc có liên quan như: làm cho website trường, quản lý kênh phát thanh, làm quan hệ công chúng cho các sự kiện…

   Với các trường cho phép gửi tài liệu phụ, nam sinh gửi các bài báo, câu chuyện, bài thơ em từng viết và được đăng báo. "Với một bộ hồ sơ rõ màu sắc như vậy, em tin là trường nhận thấy niềm đam mê thực sự của em với ngành truyền thông, rằng em tìm đến trường với quyết tâm theo đuổi ngành truyền thông chuyên nghiệp", Siêu chia sẻ.

   Thời gian chuẩn bị cho việc làm hồ sơ, theo Siêu là nên sớm để hiểu rõ về quá trình mình cần trải qua, hệ thống giáo dục và trường mình muốn theo học, từ đó có được hành trang tốt. 

>>>dịch thuật nhanh

   Lời khuyên cho các bạn có ý định xin học bổng du học của Siêu là thể hiện hết những gì đặc biệt của bản thân bởi chính sự độc đáo ấy sẽ khiến nhà tuyển sinh chú ý đến bạn. Đừng ngại gửi cho họ những clip bạn chơi đàn tranh, đánh trống, hay vẽ tranh trừu tượng. Nhà tuyển sinh có thể không ấn tượng với điểm số của bạn nhưng sẽ mở cửa chào đón bạn vì chính những màu sắc riêng khác biệt ấy mà những người khác không có.

    Về phỏng vấn, Siêu cho rằng, quan trọng nhất là phải giữ tâm lý thoải mái và phải biết cách gợi chuyện. Tâm lý thoải mái, thái độ tự tin sẽ khiến cho người phỏng vấn cảm thấy gần gũi và hứng thú, nói chuyện với bạn tự nhiên. Việc bạn kéo dài cuộc nói chuyện và chủ động để người hỏi không cảm thấy nhàm chán cũng là một kỹ năng cần thiết.


(Nguồn: vnexpress.net)


Hành trình 14 năm chuẩn bị cho con du học - Đại học Harvard


    Từ năm 3 tuổi, Minh Khuê đã được tiếp xúc với văn hóa các nước qua chuyện cổ tích, phim hoạt hình, món ăn; sau đó là những khóa học tiếng Anh, hội họa, âm nhạc, múa... để có thể hòa nhập tốt trong môi trường quốc tế. 

   Là bà mẹ nổi tiếng trong việc nuôi dạy con, chị Hồ Thị Hải Âu (tác giả cuốn sách Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu) cho biết, du học không phải là con đường trải thảm đỏ. Để con gái nhận được học bổng 320.000 USD (tương đương 7 tỷ đồng) của Đại học Harvard, mẹ con chị đã có hơn 14 năm chuẩn bị. 
   Ngay từ khi con 3 tuổi, thay vì chỉ xoay quanh câu chuyện cổ tích Việt Nam, chị kể cho con gái Minh Khuê chuyện cổ tích của nhiều nước, xem những bộ phim hoạt hình của Wal Disney... Chị cũng dẫn con đi thưởng thức các món ăn, giới thiệu tập tục văn hóa của nhiều nước. Những câu chuyện nước ngoài dần ngấm vào cô bé, khơi gợi hứng thú khám phá những miền đất mới.

    Xác định để hội nhập với bạn bè quốc tế, con cần phát triển toàn diện, ngoài kiến thức ở trường, chị Hải Âu khuyến khích con gái học thêm hội họa, âm nhạc, nhảy múa, cờ vua, cờ tướng. Tới năm lớp 6, khi Minh Khuê tham gia chuyến học 10 tuần ở Anh, cô bé đã thực sự mơ ước được quay lại Anh du học.
   Chị Hải Âu cũng chủ động cho con gái theo học tiếng Anh ở trường và ở trung tâm từ nhỏ. Lên cấp 2 Minh Khuê được mẹ định hướng theo học lớp chuyên Anh của THCS Giảng Võ. Ở môi trường này, con gái chị đã giành được rất nhiều giải thưởng từ cấp trường tới cấp thành phố về tiếng Anh. 

Sau hơn 14 năm chuẩn bị, hai mẹ con chị Hồ Thị Hải Âu gặt được không ít thành quả khi Minh Khuê con gái chị được nhận vào Đại học Harvard học. Ảnh: NVCC
    Khi con xác định được hướng du học, chị Hải Âu luôn nhắc nhở rằng đó không phải là con đường trải thảm đỏ, con sẽ gặp rất nhiều thử thách và áp lực ở môi trường mới. "Nhiều bạn khi du học nhưng không hòa nhập được nên chỉ xoay quanh việc lên lớp và ký túc xá, chỉ chơi một nhóm với vài người Việt thôi thì việc giao tiếp sẽ bị thu hẹp lại", nữ phụ huynh chia sẻ.

    Nhằm rèn luyện khả năng chịu đựng áp lực, bản lĩnh đối phó với những khó khăn khi du học, chị Hải Âu cho con tham gia hàng trăm cuộc thi lớn bé từ cấp trường tới cấp quốc tế. Là học sinh chuyên Toán nhưng Minh Khuê được mẹ khuyến khích học đều tất cả môn và tham gia tranh tài trong nhiều lĩnh vực khác như Văn, Sử, Địa, hội họa, âm nhạc... 

   "Phần lớn khi tham gia các cuộc thi Minh Khuê không giành được giải thưởng nào, nhưng thay vì buồn rầu tôi dạy con biết bình tĩnh, kiên nhẫn và không nên chủ quan, chỉ xem các kỳ thi là những cuộc tập dượt cho những kỳ thi quan trọng sau này", người mẹ chia sẻ.

    Khuê cũng được học bơi, nhảy Latinh để rèn luyện sức khỏe và sự dẻo dai. Việc học nhảy Latinh đều đặn giúp thân hình con gái trở nên mềm mại, tăng sức bền và giúp Minh Khuê tự tin hòa nhập được với bạn bè trong các cuộc vui.

    Với sự chuẩn bị bài bản suốt 14 năm, Minh Khuê (học sinh chuyên Toán trường THPT Hà Nội - Amsterdam) trở thành nữ sinh giỏi toàn diện. Về âm nhạc và hội họa, em từng đạt giải bạc trong cuộc thi piano quốc tế tại Hàn Quốc năm 2010. Cô bé sau đó thực hiện thành công hai dự án nghệ thuật của mình là đêm hòa nhạc “Giai điệu mùa hạ” và một triển lãm nghệ thuật cá nhân mang tên “Tình yêu của tôi” trưng bày 22 tác phẩm hội họa mà Khuê sáng tác.
   Cũng mong muốn cho con được tiếp thu nền giáo dục quốc tế, chị Quỳnh Mai (TP HCM) ngoài việc hướng dẫn con trai học tốt để đạt thành tích cao ở lớp còn chuẩn bị nhiều kỹ năng cần thiết. Quan trọng nhất theo chị là khả năng tự lập. Cha mẹ thường xuyên đi công tác nên từ lúc 3 tuổi, Nguyễn - con trai chị đã ở nhà một mình, cậu bé được mẹ dạy những gì được phép làm. 5 tuổi Nguyễn được mẹ hướng dẫn tự giặt áo quần của mình, dọn sách vở, đồ chơi, đồ ăn uống... Lên cấp 2, mặc dù trường học cách nhà khá xa nhưng Nguyễn được mẹ dạy cách tham gia giao thông an toàn và tự đi xe đạp tới trường.

    Lên 10 tuổi, Nguyễn đã có thể một mình đi máy bay từ TP HCM ra Hà Nội. Đặc biệt mỗi lần công tác nước ngoài, chị Mai thường cho con đi theo để "huấn luyện". Thay vì lo hết thì chị để Nguyễn tự thu xếp đồ đạc, làm thủ tục ở sân bay. Nguyễn được đi tham quan các trường học ở Mỹ để tìm hiểu về nền giáo dục nước này. Khi lớn hơn chút nữa, cậu bé được mẹ dạy nấu ăn và làm việc nhà.

    Để hòa nhập quốc tế, không thể thiếu khả năng ngoại ngữ. Ngay từ khi học mầm non, Nguyễn đã được tiếp xúc với tiếng Anh. Đầu tiên chị Mai hướng dẫn con học những từ đơn giản, khi được 6 tuổi cho theo học ở trung tâm gần nhà. Sau đó với khả năng vượt trội, những trung tâm gần nhà không đáp ứng được, chị Mai xin cho con theo học ở trung tâm lớn. Thậm chí, khi hết lớp tiếng Anh dành cho thiếu nhi, Nguyễn vào học chung với các anh chị lớn tuổi. Nguyễn sau đó nhiều lần đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh của quận.

    Cũng như chị Hải Âu, chị Mai rất quan tâm tới sự phát triển năng khiếu của con để tăng khả năng hòa nhập trong môi trường quốc tế. Ngay từ khi 4 tuổi, thấy con thích nghe piano và có năng khiếu âm nhạc, chị Mai quyết định cho con trai học. Với đam mê và năng khiếu đặc biệt, 9 tuổi cậu bé thi đậu vào Nhạc viện TP HCM. Song song với việc học ở lớp, Nguyễn phải sắp xếp thời gian đều đặn tới Nhạc viện để theo học piano.

   "Việc cùng lúc học nhiều thứ như vậy cả con và tôi đều rất vất vả, nhưng thực sự không còn lựa chọn nào khác vì muốn học được ở Mỹ thì con bạn cần phát triển toàn diện và đặc biệt là phải có một năng khiếu nào đó", chị Mai tâm sự.

   Sau khi chuẩn bị các khoản cần thiết, từ năm lớp 8 chị Mai hướng dẫn con thi tìm học bổng. Với bộ hồ sơ được chuẩn bị khá đẹp từ điểm số ở trường, khả năng ngoại ngữ, năng khiếu cũng như các hoạt động xã hội, Nguyễn được khá nhiều trường đồng ý cho 50-70% học bổng. Tuy nhiên, phải đầu năm lớp 10 (15 tuổi), Nguyễn mới quyết định chọn trường nội trú Riverside Military Academy School (bang Georgia, Mỹ) để theo học bậc THPT.

   Được chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày nhập học Nguyễn một mình xách balo từ Việt Nam bay sang Mỹ nhập trường.

(Nguồn: Vnexpress.net)

Cepece tuyển sinh chương trình 'Giao lưu văn hóa Mỹ' năm học 2016 - 2017


   Chương trình bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 20/9/2015 đến ngày 15/2/2016.

   Cục đào tạo nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Trung tâm hợp tác chuyên gia và kỹ thuật với nước ngoài Cepece thông báo tuyển sinh chương trình giao lưu văn hóa Mỹ năm học 2016 - 2017. Chỉ tiêu tuyển sinh là 18 học sinh.

Trong thời gian ở Mỹ, học sinh có cơ hội thi TOEFL iBT, SAT và đăng ký vào học bất kỳ trường đại học nào tại đây.
  

    Điều kiện học tập:

    Học sinh được học miễn phí một năm học (10 tháng, từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017) tại một trường phổ thông trung học công lập của Mỹ và sống cùng một gia đình Mỹ (Host family) do tổ chức CHI lựa chọn. Học sinh được gia đình Mỹ tài trợ tiền ăn ở trong suốt thời gian này. => dịch thuật nhanh,

   Học sinh được tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường như mọi học sinh Mỹ khác (học tập, các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác). Trong thời gian ở Mỹ, học sinh có cơ hội thi TOEFL iBT, SAT và đăng ký vào học bất kỳ trường đại học nào tại đây.


   Học sinh được gia đình Mỹ tài trợ tiền ăn ở trong suốt thời gian này.
   Điều kiện tuyển chọn để được tham gia chương trình: học sinh đang học lớp 9 (sinh từ tháng 1 đến ngày 31/7/2001), 10, 11 ở trường phổ thông trung học. Học lực các năm học đạt loại khá, giỏi; có khả năng nghe, hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi đăng ký tham gia, học sinh sẽ được Cepece hướng dẫn làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh. Học sinh cần có khả năng tài chính theo quy định. Học sinh phải chấp hành nội quy của nhà trường, quy định của gia đình chủ nhà và tuân thủ pháp luật của nước Mỹ. Hạn nộp hồ sơ: bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 20/9/2015 đến ngày 15/2/2016.


Chương trình dành cho học sinh đang học lớp 9 (sinh từ tháng 1 đến ngày 31/7/2001), 10, 11 ở trường phổ thông trung học.
     Điều kiện tài chính: tổng chi phí là 9.300 USD một năm. Sổ tiết kiệm hoặc tài khoản trị giá tối thiểu 25.000 USD, có thể gửi bằng tiền Việt Nam đồng. Chứng minh thu nhập thường xuyên của gia đình tối thiểu 25 triệu triệu đồng một tháng. Tài chính có thể linh hoạt tuỳ điều kiện kinh tế của từng học sinh.

(Nguồn: Cepece)
Xem thêm: dịch thuật nhanh, chính xác


Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Chó được sử dụng để để trấn an hành khách bị hoãn chuyến bay


    Những con chó được đào tạo cách vẫy đuôi và âu yếm, khiến cho hành khách đang mệt mỏi cảm thấy được xoa dịu và bớt căng thẳng nếu chuyến bay của họ bị trục trặc. 

   Có rất nhiều cách thức giúp xoa dịu căng thẳng và mệt mỏi tại sân bay, nhưng hãng hàng không United Airlines lại kỳ vọng chương trình mới của mình sẽ giúp các vị khách thả lỏng cơ thể hơn. Hãng hàng không này mang các con chó đến nhiều sân bay ở Mỹ trong chương trình United Paws. 


   230 con chó, chủ yếu là giống Golden Retriever, sẽ được dẫn đến sân bay và chào đón hành khách tại cổng sau khi họ đã hoàn tất thủ tục an ninh. Mặc dù việc vuốt ve các con chó có vẻ là hành động bình thường, tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng nó có tác dụng tích cực lên sức khỏe của bạn. 

 Những con chó tại sân bay giúp hành khách giảm căng thẳng và mệt mỏi.
  "Nghiên cứu cho thấy nựng nịu những con chó sẽ giải phóng oxytocin, một loại hormone liên quan đến gắn kết và tình cảm, thậm chí còn giảm mức độ căng thẳng, giúp bạn thở dễ dàng hơn và giảm huyết áp xuống", tiến sĩ Walter Woolf - cố vấn thú y cho biết. 

  Những con chó được đào tạo chuyên nghiệp cách thức vẫy và âu yếm với hành khách tại sân bay Chicago, Cleveland, Denver, Houston, Los Angeles, Newark, cũng như Washington... Đội hình United Paws sẽ chào đón hành khách mỗi ngày theo khung giờ từ 9h đến trưa và từ 13h đến 16h. 

Nguồn: Vnexpress.net
Xem thêm: dịch thuật nhanh, rẻ, chất lượng

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Cựu sinh viên ĐH Brown chia sẻ Bí kíp làm nổi bật hồ sơ xin học bổng


   'Các đại học ở Mỹ mỗi năm chỉ nhận vài % sinh viên nước ngoài nhưng có tới hàng nghìn đơn gửi về. Muốn lấy được học bổng, hồ sơ của mình thật nổi bật', cựu sinh viên Đại học Brown - top 50 trường tốt nhất thế giới chia sẻ.

    Là diễn giả trong Tuần lễ giáo dục Mỹ của tổ chức giáo dục quốc tế Golden Path Academics Việt Nam (GPA), Đào Ngọc Linh (25 tuổi) - cựu sinh viên Bown University (Mỹ) - top 50 đại học tốt nhất thế giới và Nguyễn Thị Mai Thy (Đại học Minerva, Mỹ) đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm hồ sơ xin học bổng du học.


   Theo Linh, mỗi năm trường Brown chỉ lấy 10% học sinh nước ngoài nhưng lại nhận được hàng nghìn hồ sơ đăng ký. Mỗi bộ tài liệu đó được đọc trong không quá 30 phút. Do vậy, muốn nhận được học bổng du học buộc học sinh phải làm thật nổi bật hồ sơ cá nhân.

 Đào Ngọc Linh tốt nghiệp hai Đại học Brown (Mỹ) - top 50 trường tốt nhất thế giới và University of Western Cape (Nam Phi) với học bổng toàn phần. 

   "Bạn cần tìm ra điểm mạnh của bản thân rồi làm bật nó lên. Một người bạn của tôi, thay vì viết một bộ hồ sơ như thông thường, đã vẽ lên khổ A0 những điều thể hiện rõ con người mình, lý do muốn vào Brown. Bạn ấy sau đó trở thành sinh viên ngoại quốc duy nhất được trường nhận vào ngay vòng nộp hồ sơ sớm", Linh kểt. Bạn của Nguyễn Thị Mai Thy cũng nhận được học bổng du học khi gửi đi bộ hồ sơ là phim hoạt hình về bản thân ghép từ các đoạn giấy.

   Hai cô gái đến từ Đại học Bown và Minerva đều cho rằng, điểm chuẩn hóa (IELTS, TOEFL, ACT, SAT…) trong hồ sơ xin học bổng du học không phải yếu tố quan trọng nhất để được trường chấp nhận. Theo Linh, quan điểm của người Mỹ khi nhìn vào những con số này là điểm càng cao thì kinh tế gia đình càng tốt. Cùng tình trạng gian lận điểm chuẩn hóa trong những năm vừa qua, một số đại học Mỹ đã thôi yêu cầu tiêu chí này. Thay vào đó, như trường Minerva đã cho học sinh bất ngờ làm bài kiểm tra để đánh giá năng lực thực sự của người học.

   Điểm trung bình (GPA) trong sổ học bạ ngược lại rất quan trọng với bộ hồ sơ xin học bổng du học. Các diễn giả lý giải vì đây là những con số thể hiện được cả quá trình phấn đấu của học sinh, điều mà bài thi chuẩn hóa không làm được vì có thể thi đi thi lại nhiều lần rồi lấy kết quả cao nhất.

   "Khi xem hồ sơ tuyển sinh, tôi quan trọng việc xem sổ học bạ để thấy được năng lực phát triển, sự nỗ lực trong suốt quá trình học tập của học sinh", điều phối viên cấp quốc gia phụ trách công việc tuyển sinh của University of Western Cape (Nam Phi) tại Việt Nam - Đào Ngọc Linh nói. Người đồng quản lý đại diện cho trường Minerva khu vực Đông Nam Á này cho biết thêm, các đại học Mỹ có thể loại học sinh đã được nhận vào nếu điểm số trong học kỳ sau khi em này gửi hồ sơ du học bị tụt hạng quá thấp.


   Tham gia hoạt động ngoại khóa là điều mà các trường ở Mỹ khá coi trọng khi xem xét nhận học sinh. Nhưng theo cựu sinh viên trường Brown và nữ sinh trường Minerva, không phải cứ tham gia nhiều, làm hoành tráng là tốt. Điều các đại học Mỹ chú trọng nhất là bạn đã đóng góp được gì cho mình và cộng đồng. Do đó, nếu chỉ tham gia một hoạt động nhưng tạo được ích lợi thiết thực cho xã hội vẫn là điểm cộng lớn cho học sinh.

   Các bộ hồ sơ có thư giới thiệu được viết bởi những người hiểu học sinh, có thể đưa ra đánh giá chính xác, riêng nhất, nổi bật nhất sẽ tốt hơn ai đó có chức vụ cao nhưng chỉ nhận xét chung chung.

   Phần quan trọng nhất của bộ hồ sơ được các diễn giả cho là bài luận cá nhân bởi đây là nơi duy nhất thể hiện được "bạn là ai". Khi Đào Ngọc Linh làm hồ sơ gửi đến Brown, cô đã viết một bài luận theo hướng đi ngược lại cách bình thường. Thay vì kể về những trải nghiệm tốt của bản thân, Linh chia sẻ câu chuyện mình bị giáo viên ở Ấn Độ hiểu lầm là gian lận rồi định kiến với tất cả việc cô làm. Từ đó, Linh viết về vấn đề niềm tin trong cuộc sống.

   "Không phải ai cũng dám thể hiện sự không hoàn hảo của bản thân trong bộ hồ sơ. Nhưng ở thời điểm đó, tôi rất trăn trở về trải nghiệm với cô giáo ở Ấn Độ. Tôi quyết định viết về nó và qua đó cho thấy mình đã suy nghĩ, đã hành động để mọi thứ trở lên tốt đẹp hơn", cựu sinh viên trường Brown chia sẻ.

   Hai cô gái không quên nhắc các học sinh đang nuôi ý định du học cần tìm hiểu rõ về trường đại học để biết bản thân có phù hợp không và hoàn thành tốt phần trả lời phỏng vấn, nếu được hỏi về vấn đề đó.

Nguồn: Internet
Xem thêm: dịch thuật nhanh, chất lượng, uy tín

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Sinh viên Mỹ ngày càng tham vọng hơn

      Nghiên cứu của ĐH Bang Florida trước đó cho rằng những sinh viên hiện đại ngày càng tham vọng hơn, có thể là vượt quá khả năng của họ, dẫn tới “tự tin thái quá”.

     Một nghiên cứu mới đây cho thấy sinh viên đại học Mỹ bây giờ ngày càng nghĩ rằng họ thông minh hơn.


    Phát hiện này được rút ra từ một cuộc khảo sát thường niên ở hàng ngàn sinh viên năm nhất đại học, tiến hành bởi Viện Nghiên cứu giáo dục đại học thuộc ĐH California-Los Angeles. Ngoài việc hỏi xem sinh viên nghĩ gì về khả năng của bản thân, nghiên cứu này còn đánh giá kiến thức nền của sinh viên trong các lĩnh vực kinh tế, tôn giáo và học thuật cùng với các dữ liệu nhân khẩu học khác.



    BBC cho biết cuộc khảo sát đã yêu cầu sinh viên đánh giá các kĩ năng cơ bản của mình so với bạn bè. Kết quả cho thấy số sinh viên tự đánh giá mình là “xuất sắc” tăng lên.

    Số sinh viên cho rằng mình xếp loại “trên trung bình” cũng tăng lên. 4/5 số người được hỏi cho rằng họ “trên trung bình”.


   Những phát hiện mới này cũng chứng minh rằng một nghiên cứu từ năm 2006 của ĐH Bang Florida là đúng. Nghiên cứu của ĐH Bang Florida trước đó cho rằng những sinh viên hiện đại ngày càng tham vọng hơn, có thể là vượt quá khả năng của họ, dẫn tới “tự tin thái quá”.

   Một báo cáo từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho biết, mặc dù sinh viên đại học ngày càng chú ý thái quá vào bản thân kể từ những năm 70, song khả năng thực của họ dường như vẫn vậy. Dữ liệu từ khảo sát “Sinh viên Mỹ năm nhất” của ĐH California-Los Angeles cho thấy tỷ lệ sinh viên nhận xét bản thân “trên trung bình” vẫn không tăng nhanh như từ năm 1966 tới năm 1985.

Nguồn: Sưu tầm Internet
Xem thêm: dịch thuật nhanh, giá rẻ

Làm thế nào để có chuyến du lịch nước ngoài hoàn hảo???


    Đi chợ, học cách trả giá hay thưởng thức ẩm thực địa phương là bí quyết giúp bạn nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống của người bản địa và biến chuyến du lịch trở nên đáng nhớ.

   Những chuyến du lịch nước ngoài luôn khiến nhiều người thích thú. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trải nghiệm trọn vẹn mỗi hành trình. Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi du lịch tới quốc gia khác.

1.Thưởng thức ẩm thực địa phương

Thưởng thức ẩm thực địa phương để hiểu rõ hơn về văn hóa vùng miền. Ảnh: ST

   Ẩm thực địa phương phản ánh một phần văn hóa của mỗi quốc gia. Từ những gánh hàng bày bán nơi đường phố tới các món ăn sang trọng, cầu kỳ trong nhà hàng, khách sạn, bạn có thể liệt kê những điểm ẩm thực nổi tiếng trước mỗi chuyến đi. Ngoài ra, bạn nên hỏi thông tin từ các diễn đàn du lịch. Kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp bạn có chuyến khám phá ẩm thực trọn vẹn.

    Trường hợp mắc các bệnh lý phải kiêng khem, bạn phải hỏi kỹ thành phần chế biến trước khi nếm thử. Trong khi thưởng thức, bạn cũng đừng quên trò chuyện với người bán hàng và tìm hiểu nhiều điều thú vị của địa phương.

2.Nói chuyện với người bản địa

Bạn không nên phó mặc sự hiểu biết của mình trong những cuốn sách hướng dẫn du lịch. Hãy xuống phố và tìm cách bắt chuyện với người bản địa. Sẽ không ai nỡ lòng từ chối một vị khách thân thiện.

Đừng lo lắng khi bạn tới các quốc gia mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ thông dụng. Trường hợp này, bạn hãy học trước một số câu nói đơn giản và đừng nghĩ vốn từ địa phương ít ỏi sẽ không làm nên câu chuyện. Nếu cần, bạn có thể sử dụng thêm ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ. Không chỉ vậy, những cuộc đối thoại ngắn này còn giúp du khách dễ dàng kết thân với những người bạn mới.

3.Đi chợ địa phương

( Ảnh minh họa )
     Chợ địa phương là xã hội thu nhỏ của mỗi quốc gia. Nơi đây tập trung đông đúc người dân và bày bán đủ loại hàng hóa. Bạn có thể tìm thấy những món hàng đặc trưng như thực phẩm, dược liệu hay quần áo... với giá cả phải chăng.

   Nếu thích thú bất kỳ món đồ nào, bạn hãy hỏi mua và thử trả giá. Trường hợp không có nhu cầu mua sắm, bạn cũng nên dạo quanh chợ để quan sát nhịp sống người dân địa phương bên những quầy hàng. Khi đói bụng, việc rẽ vào một quầy đồ ăn để thưởng thức những món ngon, giá rẻ cũng là gợi ý hay.

=> dịch thuật nhanh

4. Mặc thử trang phục truyền thống

  Mỗi quốc gia đều có những trang phục truyền thống riêng. Chính điều này làm đậm bản sắc văn hóa nơi đó. Giống ẩm thực địa phương, những bộ đồ truyền thống cũng giúp bạn hiểu thêm về giá trị tinh thần và vật chất trong đời sống người dân.

Trang phục truyến thống của Hàn Quốc

   Tới các cửa hàng cho thuê hay may đo trang phục truyền thống, bạn sẽ được hướng dẫn các bước cần có để chuẩn bị cho mình bộ đồ hoàn chỉnh. Đừng quên chụp ảnh để lưu lại khoảnh khắc thú vị này. Đó sẽ là kỷ niệm tuyệt vời bạn có thể chia sẻ cùng người thân, bạn bè.

Nguồn: Sưu tầm Internet

Cách chọn vali phù hợp cho chuyến du lịch


     Những chiếc vali nhẹ với kết cấu đơn giản sẽ giúp bạn chứa được nhiều đồ, giảm bớt mệt mỏi và di chuyển dễ dàng trong suốt chuyến đi.

     Trong những chuyến đi du lịch, công tác thì việc mang nhiều hành lý thật khó khăn nếu không có vali. Một chiếc vali quá nhỏ sẽ không thể đựng được nhiều đồ, tuy nhiên nếu chọn vali quá nặng ký sẽ ảnh hưởng đến chuyến đi.


    Khi dùng vali nặng trong chuyến đi sẽ tốn rất nhiều sức lực để di chuyển trên những chặng đường, đặc biệt là cổ tay và cánh tay sẽ rất nhức mỏi. Hơn nữa, những chiếc vali cồng kềnh sẽ làm bạn di chuyển khó khăn hơn tại sân bay, bến tàu hay trạm xe, nhất là với những chuyến đi trên những địa hình gồ ghề. Hoặc bạn có thể va chạm với người khác nếu kéo chiếc vali quá to.


     Để có chuyến đi thoải mái và giảm tối đa sự cồng kềnh, bạn nên lựa chọn những dòng vali nhẹ, kết cấu đơn giản, tránh việc mang vác lỉnh kỉnh. Vali nhẹ không những đựng được nhiều hành lý mà còn giảm bớt mệt mỏi trên chuyến hành trình.


    Tùy thuộc vào thời gian chuyến đi ngắn hay dài mà bạn lựa chọn chiếc vali cho phù hợp. Với những chuyến đi dài khoảng 5- 6 ngày thì vali 6 tấc là thích hợp nhất. Chuyến đi dài ngày trên 2 tuần thì bạn nên lựa chọn vali 7 tấc để đựng được đồ đạc cần thiết.

     Nếu chuyến đi ngắn ngày thì bạn nên chọn vali 5 tấc vừa có thể xách lên máy bay, vừa thuận tiện trong việc di chuyển. Vali 5 tấc thường có trọng lượng chỉ 3,5kg nếu đi máy bay bạn có thể chứa tới 20kg hành lý, đủ để chứa nhiều đồ đạc trong chuyến đi du lịch ngắn ngày. Với vali 5 tấc nhẹ, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng khi đi qua cửa check in tại sân bay vì trọng lượng không đáng kể.



    Để đựng được nhiều hành lý, bạn nên chọn những vali có trọng lượng nhẹ. Dòng vali San Clemente được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi KOS Shop là sản phẩm nhẹ và bền. Chiếc vali này còn chống va đạp hoàn toàn khi quăng ném, công nghệ khóa bánh xe giúp cố định vali khi phải đứng đợi ở sân bay. Đặc biệt, sản phẩm có khóa vali TSA đảm bảo an toàn cho hành lý, cần kéo tiện dụng làm giảm trọng tải vali, giúp bạn di chuyển nhanh chóng.

Nguồn: Sưu tầm Internet


Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Bí quyết dịch tác phẩm văn học

      Dịch tác phẩm văn chương là nghệ thuật diễn giải và thông dịch các tác phẩm sáng tạo như tiểu thuyết, văn xuôi ngắn, thơ, kịch, truyện tranh, và kịch bản phim từ một văn hóa, ngôn ngữ gốc sang một văn hóa, ngôn ngữ dịch. Ngoài ra, nó cũng liên quan đến các tác phẩm trí tuệ và học thuật, chẳng hạn như ấn phẩm tâm lý học, tài liệu triết học và vật lý, phê bình nghệ thuật và văn học, cũng như các tác phẩm văn học cổ điển.



   Nếu các bạn quan tâm đến dịch thuật các tác phẩm văn chương cũng như tác phẩm học thuật, thì việc học cách dịch là vô cùng bổ ích.

1. Đọc kỹ các ngôn ngữ. Dịch các tác phẩm sáng tạo đòi hỏi phải có khả năng đoán ẩn ý. Bạn phải thích đọc nhiều thể loại mình dịch và thấu hiểu tác giả cũng như các sắc thái ngôn ngữ, văn hóa, tư tưởng, và thông điệp trong đó.

    - Chẳng hạn, nếu dịch thơ tản văn (dạng văn xuôi) từ tiếng Hà Lan sang tiếng Anh, bạn phải đọc nhiều tác phẩm thơ tương tự đã xuất bản (và chưa công bố) cả tiếng Hà Lan lẫn tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được phong cách, sự tinh tế, bối cảnh, và sức truyền cảm của thơ tản văn nhằm phân chiết bài văn trong tiếng Hà Lan và tiếng Anh.

   - Hãy nhớ bám sát tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ là một thực thể liên tục biến đổi và phát triển. Hình thái ngôn ngữ thay đổi, ngữ nghĩa thay đổi, bổ sung từ mới, từ cũ mất đi và tái sinh.


2. Nắm vững kỹ năng viết bằng tiếng mẹ đẻ. Hầu hết các dịch giả văn học chỉ dịch sang tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ mà họ diễn đạt tốt nhất và thành thạo nhất. Để dịch một cuốn sách, bạn phải viết một cuốn sách; để dịch một vở kịch, bạn cần biết làm thế nào để viết một vở kịch. Cách duy nhất bạn có thể làm là viết càng nhiều càng tốt bằng ngôn ngữ của mình và liên tục trau dồi kỹ năng. Đa phần các dịch giả có tác phẩm xuất bản đều là những nhà văn.

    - Một ngoại lệ hiếm có là trường hợp của Leah Goldberg (1911 - 1970) người Israel. Bà sinh ra, lớn lên và học tập tại châu Âu, nhưng đã dịch sang tiếng Do Thái đương đại, ngôn ngữ thứ ba của bà, từ sáu ngôn ngữ khác. Tuy nhiên bà nhận thấy tiếng Do Thái như quê hương và là phương tiện truyền tải cảm xúc của mình, do đó bà trở thành một nhà văn có nhiều tác phẩm bằng tiếng Do Thái.


=> dịch thuật nhanh

3. Học tập. Các tổ chức đào tạo trên toàn thế giới là một trong những nền tảng tốt nhất hỗ trợ dịch các tác phẩm văn học và học thuật. Được cấp ít nhất một bằng cử nhân văn chương, ngôn ngữ học, ngôn ngữ, hoặc dịch thuật tương đối sẽ tạo ra một khởi đầu mới cho bạn. Dịch tác phẩm văn học nói riêng thường thông qua các chương trình văn chương sáng tạo. Ngoài ra, khi được đào tạo học thuật sẽ giúp bạn cơ hội tham gia vào các buổi diễn thuyết văn chương, tiếp xúc với các giáo sư dịch thuật giàu kinh nghiệm, và tiếp cận các thư viện có bộ sưu tập tác phẩm hay đã xuất bản trên toàn cầu.

    - Nếu không được đào tạo, bạn có thể tự học qua sách vở. Quan sát hiệu sách và thư viện địa phương xem có các tác phẩm đã xuất bản theo từng chủ đề hay không, sau đó, đọc, đọc và đọc.



4. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm mà bạn đang dịch. Một tác phẩm nào đó của một tác giả đều là một công trình nghệ thuật của bản thân họ. Để giải nghĩa những gì mình đọc, bạn phải hiểu mọi thứ về người đứng sau một tác phẩm văn chương. Hãy tự đặt ra câu hỏi: Quyển sách này được viết khi nào và ở đâu? Tác giả là người nước nào? Lúc bấy giờ, tác giả ở trong bối cảnh nào? Tác phẩm này có liên quan đến quyển sách nào khác không? Tác giả này còn những tác phẩm nào khác? …



5. Nhận thức rủi ro đằng sau quá trình dịch thuật.Bản dịch của một tác phẩm nào đó có thể đánh đổi cuộc sống của tác giả cũng như dịch giả, phụ thuộc vào tác phẩm đó. Nhiều bản dịch của một số sách đã gây ra cuộc cách mạng và chiến tranh. Hãy biết đối tượng đọc giả của bạn là ai.



6. Hãy nhớ rằng không có bản dịch nào là hoàn hảo. Ngay từ giây phút bắt đầu dịch câu đầu tiên đã làm mất đi ý nghĩa của tác phẩm gốc. Công việc của bạn không phải là tìm câu từ mang nghĩa tương tự mà là dựng lại tác phẩm gốc như thể nó được viết bằng chính ngôn ngữ của mình. Quan niệm văn hóa, sắc thái màu sắc, sắc thái ý nghĩa, và thậm chí lịch sử có thể và sẽ bị mất đi. Đừng sợ sệt, mà hãy chấp nhận nó. Lúc nào bạn cũng có thể sử dụng lời chú thích cuối trang/mẫu chú thích phía sau quyển sách nếu cần. Đọc giả của bạn là ai?



7. Tìm nhà xuất bản. Phần lớn bản dịch các tác phẩm văn học được ký hợp đồng với các nhà xuất bản. Tiếp cận họ, tìm hiểu về họ, cung cấp tác phẩm dịch/sáng tác, và thương lượng.

    - Một số quốc gia cấp viện trợ dành cho việc dịch các tác phẩm văn học thông qua hội đồng nghệ thuật/văn hóa liên bang. Kiểm tra xem quy định này có áp dụng trong quốc gia của bạn không và hãy cân nhắc lựa chọn của mình.

=> dịch thuật nhanh



8. Gia nhập vào một tổ chức dịch thuật chuyên nghiệp. Dù bạn sống ở Canada, Chile, Cameroon hay Trung Quốc, thì vẫn có những tổ chức chuyên nghiệp dành cho những dịch giả cũng như các tổ chức dịch thuật văn chương. Việc tham gia là hết sức quan trọng đối với tính chuyên nghiệp của bạn, nó giúp bạn kết nối, và mở ra cánh cửa tiếp cận những cơ hội đào tạo chuyên nghiệp cũng như các giải thưởng dịch thuật.



9. Thực hành, thực hành, thực hành. Hãy tìm cho mình một nơi thoải mái và tiến hành dịch ít nhất 15 phút mỗi ngày. Chỉ có làm việc chăm chỉ và duy trì lịch trình thường xuyên mới có thể giúp bạn tiến bộ. Sau một thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy không ít tác phẩm văn học mình đã tích lũy được.

( Theo wikiHow )


Nguồn: sưu tầm Internet