Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Khái niệm: dịch thuật là gì, công chứng là gì? dịch thuật công chứng là gì?


Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!




Công chứng là gì?

     Mỗi khi bạn cần giấy tờ đăng ký mua nhà, chuyển giao đất đai… thì luôn phải công chứng giấy tờ chuyển nhượng…. Vậy bạn có tự hỏi công chứng là gì không?

   Công chứng là gì? Theo Điều 2 Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Và việc công chứng phải do công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng.(Điều 7).

=> dịch thuật nhanh

Dịch vụ dịch thuật công chứng

      Sau khi hiểu rõ công chứng là gì. Vậy ai có thể công chứng giấy tờ cho bạn. Theo quy định của nhà nước hiện hành thì công chứng viên có thể quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về giao dịch về bất động sản như: Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; Hợp đồng thuê mượn; Hợp đồng tặng cho; Hợp đồng thế chấp; hợp đồng mua bán, thuê mượn, tặng cho xe ô tô và các loại tài sản khác; hợp đồng bảo lãnh, cầm cố, thế chấp; các loại giao dịch, hợp đồng hợp pháp theo yêu cầu ; hợp đồng thương mại, Hợp đồng uỷ quyền; di chúc; văn bản thoả thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản; nhận lưu giữ di chúc;

      Mọi sửa đổi bổ sung, hủy bỏ mà công chứng viên thực hiện đều phải được sự chấp thuận và cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng và giao dịch đó phải được công chứng.


Dịch thuật là gì?

        Dịch thuật là gì? Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương – văn đích hay là bản dịch.

       Trong dịch thuật, người ta thường chia thành biên dịch và phiên dịch. Hai khái niệm biên dịch và phiên dịch gần như là tương đồng. Sự tương đồng này thường hay dẫn tới những nhầm lần. Vậy chính xác thì sự khác nhau đó là gì? Sự khác nhau chính là nằm trong cách chuyển đồi ngôn ngữ từ dạng này sang dạng khác. Phiên dịch được hiểu là dịch nói, hoặc diễn giải lại câu nói của người khác sang dạng ngôn ngữ người nghe có thể hiểu được, người phiên dịch sẽ đọc tài liệu hoặc nghe tài liệu rồi dịch lại bằng miệng.

      Biên dịch là dịch dạng văn bản, từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Văn bản biên dịch sẽ được người dịch chuyển cho bạn sau khi người dịch biên dịch xong.


Dch thuật đến từ đâu? Bắt đầu khi nào?

     Có nghiên cứu cho rằng dịch thuật bắt nguồn từ Rome. Tuy nhiên, những người nghiên cứu về dịch thuật thì lại có rất nhiều bằng chứng chứng minh dịch thuật không phải xuất hiện từ Rome.

     Dù đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về việc dịch thuật bắt nguồn từ đâu, điều duy nhất có thể chấp nhận được là nó có từ thời cổ đại và trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu của nền văn minh thời bấy giờ. Vào mỗi thời đại thì dịch thuật lại được các nhà nghiên cứu trả lời cho câu hỏi Dịch thuật là gì? một cách khác nhau.

    Hartman & Stock (1972) cho rằng: dịch là thay thế một văn bản trong một ngôn ngữ bằng một văn bản tương đương trong ngôn ngữ thứ hai. Còn theo Nida & Taber (1974), dịch thuật là tái tạo lại trong ngôn ngữ tiếp nhận (receptor language) sự tương đương tự nhiên và sát với thông điệp của ngôn ngữ nguồn (source language), trước hết là về nghĩa (meaning) và sau đó là phong cách (style). Theo Larson (1998), dịch thuật là nghiên cứu từ vựng, cấu trúc kết học, hoàn cảnh giao tiếp và ngữ cảnh văn hóa của văn bản ngữ nguồn, phân tích văn bản để xác định nghĩa, rồi sử dụng từ vựng và cấu trúc kết học phù hợp trong ngôn ngữ tiếp nhận để tái lập cùng nghĩa. Song, Newmark (1981)lại cho rằng: dịch thuật là chuyển một văn bản này thành một văn bản khác theo cùng cách tác giả thể hiện khi viết văn bản đó.

     Dù tất cả câu trả lời dịch thuật là gì không giống nhau nhưng nó mang một hàm nghĩ tương đồng nhau: Dịch thuật chính là sự chuyển dịch từ dạng ngôn ngữ này thành dạng ngôn ngữ khác, Nó phụ thuộc vào đạo đức, khả năng làm việc, sự chuyên môn của người dịch.

    Dịch thuật không phải là một môn khoa học chính xác mà là một sản phẩm trí tuệ. Trong đó, mức độ tập trung khác nhau của cùng một chuyên viên ngôn ngữ có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau.

Dịch thuật công chứng là gì?

      Để trả lời câu hỏi dịch thuật công chứng là gì thì phải hiểu rõ thực sự dịch công chứng là gì. Dịch công chứng là dịch toàn bộ  nội dung có trong văn bản gốc, văn bản hồ sơ tư phát sang một ngôn ngữ khác và cam kết bản dịch thuật đó là chính xác với nội dung của bản gốc. Để làm được như vậy, ngoài việc bản dịch công chứng đã được dịch thuật sang ngôn ngữ cần thiết một các chính xác nó cần cần phải có chữ ký, con dấu của công tu dịch thuật và chữ ký của người dịch thuật được đăng ký niêm yết ở văn phòng công chứng, cơ quan tư pháp. Nó được gọi là có tư cách pháp nhân.


      Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật công chứng năm 2014 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bạn có thể yêu cầu Phòng tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực chữ ký người dịch trong văn bản hoặc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng công chứng bản dịch. Luật công chứng quy định công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch trước người yêu cầu công chứng sẽ đảm bảo quyền lợi của bạn sau này.

    Dịch thuật công chứng là gì? Dịch thuật công chứng là bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống xã hội. Do quá trình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế với thế giới. Dịch thuật công chứng trở nên quan trọng do bất kỳ một tổ chức cá nhân đi ra nước ngoài công tác, học tập, du học…. đều phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý cá nhân, doanh nghiệp, giấy tờ tùy thân như Hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh, hợp đồng…Tất cả những giấy tờ trên đều phải được dịch thuật công chứng mới có giá trị sử dụng.

Nguồn: Internet
Xem thêm:dịch thuật nhanh, chất lượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét