Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Tầm quan trọng của quy trình dịch tài liệu trong công ty dịch thuật.


     Biên, phiên dịch được gọi chung là dịch thật, là một quá trình nắm bắt được ý tưởng, nội dung của bản gốc sau đó diễn đạt nó sang dạng ngôn ngữ khác. Đối với biên dịch và phiên dịch, quy trình dịch tài liệu của hai hình thức tuy đều là chuyển đổi sang ngôn ngữ khác nhưng vẫn có nhiều điểm khác. Ví dụ đối với biên dịch, trước tiên người dịch cần hiểu được bản gốc, sau đó dịch sang ngôn ngữ kia và qua các bước kiểm tra lại, còn đối với phiên dịch, hiểu và dịch là hai quá trình tương trợ lẫn nhau, phiên dịch viên cần phải vừa hiểu nội dung vừa diễn đạt cho người nghe hiểu được chính xác nội dung cuộc đối thoại.



   Tại sao cần phải có quy trình dịch tài liệu?

  Như đã biết thì việc dịch thuật đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hội nhập ngày nay. Do đó việc dịch thuật phải đảm bảo được những bản dịch chất lượng và đúng tiến độ. Để đáp ứng được yêu cầu đó, trước tiên phải có một quy trình dịch thuật hoàn hảo, thống nhất và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn cố gắng không ngừng để hoàn thiện quy trình dịch tài liệu nhằm đem lại những bản dịch tốt nhất cho khách hàng.

1. Quy trình dịch tài liệu-con đường dẫn đến thành công

   Một quy trình dịch thuật hoàn hảo là một cách làm việc khoa học.

   Nếu như việc dịch thuật một cách đại trà hay nói cách khác là dịch một cách ngẫu hứng, không theo trình tự quy trình dịch tài liệu thì dịch vụ dich thuật mà công ty dịch thuật truyền tải sẽ không đạt chất lượng cao, độ chính xác sẽ không cao, rùi ro sai sót sẽ rất lớn. Chính vì vậy, việc đòi hỏi có một quy trình dịch thuật là một yêu cầu thiết thực. Thực tế cho thấy thì tất cả các công việc nếu làm theo một quy trình có sẵn sẽ mang lại kết quả cao hơn. Dịch thuật cũng vậy. nếu như một quy trình dịch tài liệu hoàn hảo cũng sẽ mang lại hiệu quả công việc cao, không những thế mà nó còn đem lại lợi ích cho khách hàng và tạo uy tín cho công ty dịch thuật.

>>>dịch thuật nhanh

2.Quy trình dịch thuật là một cách làm việc khoa học

   Các bước cần có của một quy trình dịch tài liệu.

  Để hoàn chỉnh một bài dịch, trong quy trình dịch tài liệu cần qua ba bước chính, trong ba bước đó có các bước nhỏ:

    -Tiếp nhận tài liệu, hồ sơ cần dịch: Trong bước này, nhân viên tư vấn có nhiệm vụ giải đáp cũng như thu nhận những yêu cầu của khách hàng, phân tích và báo giá cho khách hàng.

   -Dịch thuật: Bước này nhóm dịch thuật cần phải thành lập từng nhóm để làm từng công việc cụ thể, bao gồm nhóm dịch thuật, nhóm sửa chữa, nhóm kiểm tra lại khi bài hoàn thành.

   -Hiệu chỉnh, đọc sửa lại và giao cho khách hàng: Bước này là rà soát lại các lỗi chính tả, văn phạm, ngữ pháp, sau đó giao cho khách hàng kiểm tra, nhận phản hồi và ý kiến đóng góp của khách hàng.

Nguồn: ST internet
Tags: dịch thuật nhanh, uy tín

Những điều cần lưu ý khi dịch thuật thông tin báo chí

   


    – Sửa lỗi trong văn bản: Mặc dù, trong một số trường hợp nào đó, người dịch có chức năng làm sáng tỏ những vấn đề khó hiểu của bạn dịch gốc để người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn. Nhưng tuyệt đối biên dịch không được phép sửa lại những lỗi mà cho là sai trong văn bản gốc. Vì rất có thể theo ý kiến chủ quan của biên dịch cũng đang hiểu sai vấn đề nên cho đó là sai.

    Nếu biên dịch cảm thấy sai thì có thể ghi chú lại và có sự giải thích, chú thích ở dưới bài để độc giả biết được bài gốc thế nào nhưng theo ý kiến của biên dịch là thế nào.


Biên dịch được phép sửa những lỗi nhỏ như sai chính tả hay địa danh mà không cần ghi chú ở dưới.

   – Xóa bỏ những đặc tính riêng trong phong cách: Với những thể loại có sự xuất hiện của cảm xúc người viết, biên dịch cần giữ nguyên những cảm xúc đó để người tiếp nhận cảm nhận được tinh thần của bài viết.

    Ví dụ như bạn dịch một bài về động đất ở Nepal có hàng nghìn người chết nhưng có những tác phẩm báo chí thể hiên sự mất mát, nỗi đau xót thì nếu dịch lại chỉ là con số chung chung làm mất đi cảm xúc chắc chắn người đọc không cảm nhận được sự đau xót mà những người dân nơi đây đang gánh chịu.

   – Thay đổi phương pháp lập luận: Tinh thần của một ngôn ngữ ảnh hưởng đến phong cách viết của người sử dụng ngôn ngữ đó như thế nào, thì truyền thống học thuật của một nền văn hoá cũng ảnh hưởng đến cách tư duy và xây dựng lập luận của người sử dụng ngôn ngữ đó như thế. Mặc dù dịch giả phải cố gắng duy trì bản chất của những khái niệm và lập luận trong ngôn ngữ bản gốc khi có sự khác nhau đáng kể với các khái niệm và lập luận trong nền văn hoá của ngôn ngữ dịch, họ cũng phải tránh đi quá xa, khiến cho lập luận của tác giả nghe ngớ ngẩn.

   – Những từ đồng âm nhưng khác nghĩa: Có lẽ đây là khó khăn chung đối với tất cả các loại hình dịch thuật chứ không chỉ với dịch thuật thông tin trên báo chí. Và vấn đề này thường gặp nhất ở dịch thuật tiếng Anh. Để dịch chuẩn đòi hỏi người biên dịch cần có sự hiểu biết và vốn từ vựng cực kỳ phong phú.

  – Thuật ngữ không nhất quán: Nhìn chung, nếu một thuật ngữ xuất hiện nhiều, thì lần nào cũng phải được dịch sang cùng một từ, nhưng người dịch cần phải xác định xem trên thực tế nghĩa của nó ở những chỗ khác nhau có giống nhau không. Nếu không, người dịch có thể chọn những từ khác nhưng quyết định này phải là quyết định có ý thức. Để đảm bảo tính nhất quán, cán bộ biên tập có thể đề nghị người dịch lập ra một bản chú giải những thuật ngữ riêng trong quá trình dịch.

    Trên đây là một số lưu ý khi dịch các thông tin trên báo chí, để giảm bớt những khó khăn trên thì khi dịch các thông tin trên báo chí, biên dịch có thể trao đổi với cán bộ biên tập hoặc tác giả nếu cảm thấy cần thiết.

Nguồn: ST internet

Đặc điểm của thông tin trên báo chí

 Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hiểu biết thông tin về xã hội xung quanh càng lớn, do đó ngành dịch thuật thông tin trên báo chí rất phát triển. Bạn muốn biết được tình hình thế giới ra sao thì tất nhiên cần thông qua những người làm công việc biên dịch này.

      Nhưng công việc biên dịch về phần thông tin trên báo chí hay còn gọi là văn bản khoa học xã hội cũng có nhiều khó khăn và thử thách. Dù bạn là biên dịch hay người tiếp nhận bản biên dịch đó bạn cũng nên đọc bài viết dưới đây.



>>>dịch thuật nhanh

Một số đặc điểm của văn bản thông tin trên báo chí

     Thông tin trên báo chí hay văn bản khoa học xã hội và văn bản khoa học tự nhiên và công nghệ, dịch thuật văn bản hành chính pháp luật đều có những đặc điểm chung là người dịch cần có kiến thức hiểu sâu rộng về vấn đề đó để có thể dịch tốt và sát nghĩa nhất có thể với bản gốc.

     Nhưng với văn bản khoa học tự nhiên và công nghệ thì có những công thức, từ ngữ chuyên ngành đặc thù và thông thường khô khan hơn với văn bản khoa học xã hội.

    Do vậy, văn bản khoa học tự nhiên có thể được xem là đối tượng của dịch máy. Một số loại văn bản thuộc vài chuyên ngành nhỏ trong khoa học xã hội có tính chất chuyên môn gần với văn bản khoa học tự nhiên – ví dụ như tài liệu được các tổ chức chính phủ ban hành – cũng có thể là đối tượng của dịch máy.

   Nhưng những thông tin trên báo chí lại hoàn toàn khác, mỗi tác phẩm báo chí có nhiều thể loại khác nhau như: Tin tức, phóng sự, ký sự, tản mạn… Nếu như tin tức biên dịch có thể dịch gần đúng với nội dung bài viết vì trong tin tức không có dấu ấn về mặt cảm xúc của tác giả thì phóng sự, ký sự, tản mạn lại mang đậm cảm xúc cũng như cách nhìn của tác giả. Do đó, biên dịch phải tìm những từ ngữ có tính minh họa để người đọc cảm nhận được tinh thần của bài viết.

   Để dịch được tốt những thông tin trên báo chí yêu cầu biên dịch phải người cực kỳ thông thạo thứ tiếng mình sẽ dịch hoặc đây là tiếng mẹ đẻ của biên dịch. Bên cạnh đó, họ cần có trình độ cao về ngôn ngữ gốc và được đào tạo chuyên nghiệp về kỹ thuật dịch.

Nguồn: ST internet
Tasg; dịch thuật nhanh, chất lượng

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Phải công chứng bản dịch ở đâu???

Phòng Tư pháp quận, huyện chứng thực chữ ký người dịch


Ảnh minh họa

     Từ 1-7-2007, Luật Công chứng có hiệu lực. Theo Nghị định 75/CP ngày 8-12-2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, việc dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại để công chứng phải do người dịch (là cộng tác viên của Phòng Công chứng (PCC)) tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo tiếng nước ngoài thực hiện. 


     Công chứng viên công chứng chữ ký của người dịch trên bản dịch. Người yêu cầu công chứng cũng có thể tự dịch giấy tờ của mình và chịu trách nhiệm về tính chính xác. 

     Theo quy định này, các PCC đều có bộ phận dịch thuật. Thực hiện theo yêu cầu cải cách hành chánh một cửa một dấu, bộ phận dịch thuật nhận hồ sơ, hẹn ngày giao trả bản dịch. Khách hàng chỉ cần đến đúng hẹn, đóng phí dịch thuật và lệ phí công chứng để nhận bản dịch đã qua công chứng. 
Ngày 1-7 tới đây khi Luật Công chứng (LCC) có hiệu lực và sau 15 ngày Nghị định (NĐ)79/CP được đăng công báo, có hiệu lực cùng lúc với LCC, việc công chứng bản dịch có nhiều thay đổi. 
Theo NĐ 79, Phòng Tư pháp quận, huyện có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài. Còn ai là người được dịch thì NĐ chỉ quy định: người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch; phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

Thế nào là thông thạo ngoại ngữ?

    Có ý kiến cho rằng, khi quy định người dịch chỉ cần thông thạo ngoại ngữ, NĐ 79 đã thoáng hơn NĐ 75. Cụ thể, người giỏi ngoại ngữ có thể tự dịch và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác và nội dung bản dịch, chỉ cần đến chứng thực chữ ký tại Phòng Tư pháp quận huyện, đỡ tốn tiền dịch thuật cũng như đỡ đi lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến băn khoăn: Nhu cầu của người dân thì đa dạng, trong đó tỷ lệ người thông thạo ngoại ngữ để có thể tự dịch chiếm được bao nhiêu.
Tương tự, những người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam, chắc chắn họ giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp vì đó là tiếng mẹ đẻ nhưng không biết tiếng Việt hoặc biết rất ít, họ có thể dịch những văn bản giấy tờ cần thiết ra tiếng Việt? Phòng Tư pháp quận huyện chỉ cần chứng thực chữ ký của người dịch mà không chịu trách nhiệm về tính chính xác cũng như nội dung bản dịch, như vậy là có quá lỏng chăng.


   Và NĐ 79 cũng không quy định Phòng Tư pháp quận huyện có bộ phận dịch thuật. Trong khi lâu nay mỗi PCC ở thành phố có bộ phận dịch thuật với đội ngũ cộng tác viên, mỗi ngày có hàng trăm lượt người yêu cầu công chứng bản dịch các loại như hồ sơ kết hôn, du học, xuất cảnh, xin con nuôi, xin việc làm, thăm thân, du lịch…

Phí dịch thuật sẽ trôi nổi?

   Sau khi NĐ 75/CP ngày 8-12-2000 của Chính phủ có hiệu lực, ngày 21-11-2001 Liên bộ Tài chính – Tư pháp có Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực. Tiếp đó, UBND TPHCM cũng có quy định về chế độ thu chi lệ phí công chứng, chứng thực với một khung giá rõ ràng. Lâu nay, các PCC thực hiện việc thu lệ phí theo quy định này. 
Nhưng nay, việc PCC không còn nhận dịch và công chứng bản dịch, nhiều người lo ngại rằng khi nhờ dịch, đã không biết ai dịch giỏi lại càng không biết giá cả sẽ như thế nào bởi NĐ 79 không quy định về việc này.

    Riêng Sở Tư pháp sẽ lập danh sách đội ngũ dịch thuật hiện đang cộng tác với các PCC để báo cho UBND quận, huyện. Chắc chắn rằng, trước mắt trong khi chờ hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các Phòng Tư pháp quận huyện sẽ sử dụng đội ngũ cộng tác viên này để cộng tác trong việc dịch thuật. 

 Nguồn: ST internet

Phát hiện mới: Thông minh hơn nhờ thạo hai ngôn ngữ???


    Nói được từ 2 ngôn ngữ trở lên không chỉ mở ra thế giới mới trong thời đại toàn cầu hóa, mà còn giúp não phát triển hơn.


   Phát hiện mới cho thấy việc thành thạo 2 ngôn ngữ tạo nên sự thay đổi trong hoạt động của não bộ. Nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến não, thậm chí cải thiện các khả năng nhận thức không hề liên quan đến ngôn ngữ, và tạo lá chắn vững chắc chống tình trạng mất trí nhớ ở người già.

   Phát hiện trên hoàn toàn khác với ý kiến về việc một người thành thạo 2 ngôn ngữ trong thế kỷ 20. Các nhà nghiên cứu, giáo dục và xây dựng chính sách từng xem ngôn ngữ thứ 2 giống như một dạng can thiệp, cản trở sự phát triển của khả năng học tập và trí thông minh. Tuy nhiên, họ cũng không hoàn toàn sai về khoản “can thiệp”. Có nhiều ví dụ cho thấy các hệ thống 2 ngôn ngữ trong não cùng kích hoạt dù người đó chỉ đang sử dụng một. Điều này tạo ra tình huống một hệ thống cản trở cái còn lại.


   Nhưng phát hiện mới của giới chuyên gia cho thấy chính sự can thiệp đó buộc não phải giải quyết xung đột nội tại, tạo môi trường tập luyện để tăng cường khả năng nhận thức. Ví dụ, người thông thạo 2 ngôn ngữ dường như giải các câu đố giỏi hơn người chỉ nói 1 ngôn ngữ, theo báo The New York Times dẫn kết quả nghiên cứu vào năm 2004 của các chuyên gia Ellen Bialystok và Michelle Martin-Rhee. Các nghiên cứu dạng này cho thấy việc thành thạo 2 ngôn ngữ cải thiện hiệu quả chức năng quản trị của não.

   Tại sao sự xung đột giữa 2 hệ thống ngôn ngữ lại cải thiện những khía cạnh nhận thức? Chuyên gia Albert Costa của Đại học Pompea Fabra (Tây Ban Nha) cho rằng sự khác biệt chủ chốt giữa người nói thạo 2 ngôn ngữ và người chỉ nói tiếng mẹ đẻ có thể nằm ở khả năng giám sát môi trường xung quanh. “Người nói 2 thứ tiếng buộc phải chuyển đổi ngôn ngữ thường xuyên, như dùng tiếng Ý nói với người này và tiếng Đức nói với người kia”, The New York Times dẫn lời ông Costa. Trong một nghiên cứu so sánh người nói tiếng Đức - Ý và người chỉ nói tiếng Ý, người nói tiếng Đức - Ý không những thực hiện các nhiệm vụ theo dõi - giám sát tốt hơn, mà còn sử dụng hiệu quả phần não triển khai hoạt động này.

   Các chuyên gia còn phát hiện không bao giờ muộn khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, vì tác dụng xảy ra đối với mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Biết thêm ngoại ngữ, và càng thành thạo, thì càng đẩy lùi được nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ và những triệu chứng của bệnh Alzheimer, theo nghiên cứu của Đại học California tại San Diego.]

( Nguồn: ST Thanh Niên)

Xem thêm : dịch thuật nhanh

Quy trình dịch thuật hiệu quả


Dịch thuật thường được trình bày dưới dạng một quá trình có bốn công đoạn sau đây:



   (1) Phân tích nguyên bản trong ngôn ngữ nguồn (Source Language) để “hiểu” thật rõ tác giả “muốn nói” gì.

  (2) Xoá cách ngôn từ hoá của nguyên bản (Deverbalisation of the text)

  (3) Phân tích những đặc trưng trong nội dung và hình thức của nguyên bản (qua một siêu ngôn ngữ ước định) 

  (4) Tái ngôn từ hoá bằng ngôn ngữ đích để có được một văn bản tương đương với nguyên bản (Reverbalisation in the Target Language so that the text obtained would be equivalent to that written in the Source Language).


    Dĩ nhiên, cách phân ra thành công đoạn như trên không nhất thiết phải là một quá trình gồm những giai đoạn lần lượt kế tiếp nhau theo trật tự thời gian. Mỗi người dịch có thể làm việc theo một phương thức khác nhau, kê cả những phương thức hoàn toàn mặc ẩn (implicite), thậm chí vô thức (unconscious). Nhưng, cũng như khi nói về quá trình thụ đắc (acquisition) vốn tri thức của người bản ngữ về tiếng mẹ đẻ của mình, muốn dạy cách phiên dịch không thể có cách gì ngoài cách hiển ngôn hoá (explicitating), nghĩa là nói ra thành lời một cách tỏ tường để người học nhận thức được từng chi tiết, từng giai đoạn của quá trình thụ đắc vốn tri thức cần thiết.

   Dịch thuật nhanh Khải Phong mong muốn trở thành một trong những doanh nghiệp Dịch thuật có uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam, vì thế chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng các dịch vụ dịch thuật hoàn hảo nhất, góp phần mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn là nhịp cầu nối góp phần thành công cùng Quý Cơ quan, Doanh nghiệp.

Nguồn: ST internet