– Sửa lỗi trong văn bản: Mặc dù, trong một số trường hợp nào đó, người dịch có chức năng làm sáng tỏ những vấn đề khó hiểu của bạn dịch gốc để người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn. Nhưng tuyệt đối biên dịch không được phép sửa lại những lỗi mà cho là sai trong văn bản gốc. Vì rất có thể theo ý kiến chủ quan của biên dịch cũng đang hiểu sai vấn đề nên cho đó là sai.
Nếu biên dịch cảm thấy sai thì có thể ghi chú lại và có sự giải thích, chú thích ở dưới bài để độc giả biết được bài gốc thế nào nhưng theo ý kiến của biên dịch là thế nào.
Biên dịch được phép sửa những lỗi nhỏ như sai chính tả hay địa danh mà không cần ghi chú ở dưới.
– Xóa bỏ những đặc tính riêng trong phong cách: Với những thể loại có sự xuất hiện của cảm xúc người viết, biên dịch cần giữ nguyên những cảm xúc đó để người tiếp nhận cảm nhận được tinh thần của bài viết.
Ví dụ như bạn dịch một bài về động đất ở Nepal có hàng nghìn người chết nhưng có những tác phẩm báo chí thể hiên sự mất mát, nỗi đau xót thì nếu dịch lại chỉ là con số chung chung làm mất đi cảm xúc chắc chắn người đọc không cảm nhận được sự đau xót mà những người dân nơi đây đang gánh chịu.
– Thay đổi phương pháp lập luận: Tinh thần của một ngôn ngữ ảnh hưởng đến phong cách viết của người sử dụng ngôn ngữ đó như thế nào, thì truyền thống học thuật của một nền văn hoá cũng ảnh hưởng đến cách tư duy và xây dựng lập luận của người sử dụng ngôn ngữ đó như thế. Mặc dù dịch giả phải cố gắng duy trì bản chất của những khái niệm và lập luận trong ngôn ngữ bản gốc khi có sự khác nhau đáng kể với các khái niệm và lập luận trong nền văn hoá của ngôn ngữ dịch, họ cũng phải tránh đi quá xa, khiến cho lập luận của tác giả nghe ngớ ngẩn.
– Những từ đồng âm nhưng khác nghĩa: Có lẽ đây là khó khăn chung đối với tất cả các loại hình dịch thuật chứ không chỉ với dịch thuật thông tin trên báo chí. Và vấn đề này thường gặp nhất ở dịch thuật tiếng Anh. Để dịch chuẩn đòi hỏi người biên dịch cần có sự hiểu biết và vốn từ vựng cực kỳ phong phú.
– Thuật ngữ không nhất quán: Nhìn chung, nếu một thuật ngữ xuất hiện nhiều, thì lần nào cũng phải được dịch sang cùng một từ, nhưng người dịch cần phải xác định xem trên thực tế nghĩa của nó ở những chỗ khác nhau có giống nhau không. Nếu không, người dịch có thể chọn những từ khác nhưng quyết định này phải là quyết định có ý thức. Để đảm bảo tính nhất quán, cán bộ biên tập có thể đề nghị người dịch lập ra một bản chú giải những thuật ngữ riêng trong quá trình dịch.
Trên đây là một số lưu ý khi dịch các thông tin trên báo chí, để giảm bớt những khó khăn trên thì khi dịch các thông tin trên báo chí, biên dịch có thể trao đổi với cán bộ biên tập hoặc tác giả nếu cảm thấy cần thiết.
Nguồn: ST internet
Tags: dịch thuật nhanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét