Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Các “đầu mối” thông tin mà du học sinh Mỹ cần phải biết

Các “đầu mối” thông tin trên khu học xá (campus) sẽ hỗ trợ vấn đề học tập cũng như đời sống bản địa cho sinh viên quốc tế.



1. Văn phòng sinh viên quốc tế

     Đa số các trường Đại học ở nước ngoài đều có một văn phòng dành riêng cho sinh viên quốc tế (International Student Office) với các chuyên gia về cả vấn đề học tập và đời sống sinh viên. Những thắc mắc về vấn đề giấy tờ nhập cư, học bổng, lựa chọn môn học thường được trao đổi tại đây. Ngoài ra, ISO cũng thường tổ chức các hoạt động ngày lễ đa văn hóa, đi tham quan, du lịch để giúp sinh viên hòa nhập với văn hóa địa phương.  => dịch thuật nhanh

2. Các giáo viên: Tại Mỹ

     Các giáo viên thường rất cởi mở với sinh viên của mình nên bạn không nên quá lo ngại khi tham gia phát biểu hoặc hỏi han họ sau giờ lên lớp. Một số thầy cô thích trả lời thắc mắc của sinh viên qua email, nhiều người lại thích những cuộc hẹn “mặt đối mặt” ở văn phòng.

3. Cố vấn học tập (Academic Adviser)

     Rất nhiều trường Đại học ở Mỹ cho phép sinh viên mình đăng ký các khóa học tự chọn (đôi khi không liên quan đến chuyên ngành chính họ đang theo đuổi). Vì vậy, bạn có thể liên hệ cố vấn học tập để nhờ trợ giúp về vấn đề này.

4. Trung tâm tư vấn (Counseling Center)

    Khi có bất cứ vấn đề gì về việc áp lực, căng thẳng trong học tập, sốc văn hóa hay bị cô lập khi vừa chân ướt chân ráo vào Đại học, bạn nên tìm tới trung tâm tư vấn đề được hướng dẫn cách vượt qua những khó khăn này.

5. Trung tâm hỗ trợ kỹ năng viết (Writing center)

    Mặc dù đã có trong tay tấm bằng ngôn ngữ cho phép bạn vào học một trường Đại học tại Mỹ (TOEFL, IELTS…) nhưng điều này không có nghĩa là kỹ năng viết của bạn đã hoàn hảo. Nếu cảm thấy chưa tự tin, hãy tìm đến trung tâm này để cùng luyện viết với các sinh viên khác về cấu trúc, ngữ pháp tiếng Anh, cách nghiên cứu bài luận…


6. Trung tâm hỗ trợ việc làm (Career Services Center)

    Sinh viên quốc tế không hẳn sẽ có cùng mục tiêu việc làm như sinh viên bản địa, vì thế trung tâm sẽ giúp bạn tìm ra những đáp án việc làm hay thực tập phù hợp. Đây là nơi sẽ mang lại cho bạn nhiều ý tưởng việc làm phù hợp với nhu cầu và năng lực bản thân.

7. Trung tâm dịch vụ pháp lý (Legal Services Center) 

     Nếu bạn có vấn đề rắc rối đến pháp luật hay đơn giản là tò mò về các bộ luật của Mỹ, nhớ ghé ngang trung tâm và để đặt câu hỏi cho các nhân viên ở đây. Từ thắc mắc về vấn đề nhập cư đến quy định đời sống (về việc đổi bằng lái Việt Nam để sử dụng tại Mỹ chẳng hạn) đều được giải đáp ở đây.

8. Hội sinh viên (Student Union)

    Cách dễ nhất để gia nhập cộng đồng sinh viên trong trường là kết bạn thông qua hội sinh viên hoặc đăng ký vào các hoạt động thể thao, giải trí của hội. Một lời khuyên “cũ” nhưng luôn có giá trị đó là “Hãy cố gắng tách khỏi nhóm sinh viên “đồng hương” của bạn để kết bạn với sinh viên đến từ mọi miền thế giới khác.


Nguồn: sưu tầm Internet
Tags: tư vấn du học, dịch thuật nhanh, uy tín, chất lượng

Những bí quyết giúp bạn "sống sót" khi đi du học

       Đi du học, ngoài việc trang bị kĩ lưỡng về tài chính và tinh thần tự lập, bạn còn phải có một số kỹ năng sống quan trọng nữa.

1.Kỹ năng chọn bạn

     Ở môi trường nước ngoài, việc có một người bạn đã khó, nhưng chọn đúng bạn lại là việc khó hơn. Có những người bạn chơi rất hợp nhưng khi học chung lại không hề có cùng quan điểm hay thái độ cộng tác. Chính vì thế, không tính những lần học nhóm hay thuyết trình đầu tiên (mang tính “xé nháp”), bạn nên chịu khó quan sát và chọn ra cho mình một người bạn tiềm năng để rủ họ cùng làm việc.


     Đối với những người bạn không nghiêm túc khi học nhóm chung (trễ hạn nộp, không chịu làm bài…) bạn nên cứng rắn thẳng thắn nói chuyện với họ hoặc nhờ đến trợ giúp của giảng viên.

     Cuối cùng, có một sự thật cần lưu ý là ở nơi nào có nhiều sinh viên quốc tế thì nơi đó dễ kết bạn và không khí học tập cũng cởi mở hơn nhiều những nơi có toàn sinh viên bản địa. Tóm lại, để có được cảm tình của tất cả, ngay từ đầu bạn hãy thân thiện mỉm cười hay chào hỏi tất cả mọi người xung quanh.


2.Kỹ năng nói “không”

     Sinh viên nước ngoài, đặc biệt những bạn bè đến từ các nước châu Mỹ Latinh hoặc khu vực Địa Trung Hải thường rất “chịu chơi”. Họ có lẽ là những sinh viên quốc tế ham tiệc tùng nhất mà bạn sẽ gặp. Chính vì thế, khi kết bạn với họ, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm thế nói “Không” trước một số cuộc vui quá đà, đặc biệt là khi những party này ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc làm thêm hay quan trọng nhất là việc học của bạn.
( Ảnh minh họa )


     Ngoài ra, bạn cũng phải biết mình biết ta trong khâu mua sắm, đặc biệt là với các du học sinh nữ. Nếu tháng này bạn đã cạn tiền ăn và ở nhà cũng không còn lương thực khô trữ sẵn, hãy thẳng thừng nói không với cái váy lung linh ở bên trong cửa kính! Liệu pháp tinh thần tốt nhất của khoảnh khắc đó là bạn nên biết chiếc váy sẽ được bán với giá rẻ hơn 50% trong mùa sales tới, và nếu mua nó lúc này bạn sẽ trở thành một kẻ “đã vô sản rồi còn bị mua hàng… hố”.

3.Kỹ năng “lập trình” công việc nhà

     Đi du học, bạn sẽ phải đạo diễn từ A đến Z công việc nhà. Điều này là cực hình không chỉ của du học sinh Việt mà còn với sinh viên quốc tế. Nhưng yên tâm là một khi có đầu óc tổ chức một chút, bạn sẽ thấy những việc này cũng không tốn thời gian lắm đâu.

     Chẳng hạn, nếu nhà bạn không có máy giặt và thường phải dành hẳn một buổi sáng chủ nhật để đi giặt sấy ở phòng giặt công cộng trong thành phố. Hãy xách cả vali đồ bẩn vào khu kí túc xá ngay trong khuôn viên trường Đại học vào chiều thứ tư, ngày bạn thường đi thư viện học bài. Như vậy, áo quần của bạn vẫn được giặt giũ trong khi bạn ngồi thư viện và sáng chủ nhật của bạn vẫn được trả lại cho “khổ chủ”.

     Nếu sống chung với bạn bè quốc tế, bạn nên thống nhất việc dọn dẹp nhà chung vào cuối tuần. Cứ đến giờ đó thì làm theo đúng nguyên tắc. Về chuyện bếp , bạn có thể nấu vào buổi tối hôm trước để chuẩn bị thức ăn cho buổi trưa hôm sau, hoặc cũng có thể cắm cơm từ sáng trong lúc tắm để tối về nhà khỏi phải tốn thời gian cho việc này.

4.Kỹ năng thức khuya dậy sớm

       Nhiều du học sinh không thể thu xếp thời gian tự học vào ban ngày (vì lí do bận học ở trường hoặc đi làm thêm) nên nhiều bạn đã chọn thức khuya làm bài. Đặc biệt là vào kì thi, tần số thức khuya càng diễn ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng ôn bài, bạn không nên ngồi gần cái máy tính (có kết nối Internet) và cũng đừng nên ngồi quá gần chiếc giường êm ái! Cách duy nhất để giải quyết tình trạng thức khuya học bài là phải thiết kế lại thời gian biểu giữa việc làm thêm và học tập.


       Còn một khó khăn nữa là việc phải dậy sớm đi học vào buổi sáng. Du học sinh không phải ai cũng có cơ hội ở ngay trong khu kí túc xá Đại học, chính vì thế nhiều người phải trải qua một quãng đường dài hàng tiếng đồng hồ bằng phương tiện công cộng để đến trường. Vào mùa Đông, việc đấu tranh nội tâm giữa việc “đi học hay ngủ tiếp” vì thế cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vào những lúc đó hãy nghĩ rằng buổi học hôm nay cũng quan trọng như khi có bài kiểm tra, hoặc “chỉ cần bước ra ngoài trời tuyết mình sẽ hết buồn ngủ ngay”. Để giải quyết vấn đề nan giải này, bạn nên lưu ý việc chọn thuê nhà ngay từ đầu sao cho thuận tiện cả việc đi học lẫn làm thêm.

      Chúc bạn may mắn và thành công!

Nguồn: sưu tầm Internet
Xem thêm: dịch thuật nhanh, chính xác

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Đừng để thời gian du học lãng phí

Du học chắc chắn là cột mốc ý nghĩa nhất với tất cả các du học sinh. Bên cạnh việc học tập, các bạn hãy tranh thủ dành thật nhiều thời gian trải nghiệm cuộc sống để khoảng thời gian này không lãng phí nhé!

Làm những điều mình thích

Bạn không cần cố ép mình làm điều gì đó giống mọi người. Có thể bạn sẽ cảm thấy áp lực khi chẳng tìm thấy một hoạt động ngoại khóa nào phù hợp với bản thân. Nhưng điều đó chẳng thành vấn đề!



Khoảng thời gian đại học, hãy đặt những đam mê của chính bạn lên hàng đầu, làm bất cứ việc gì bạn thích. Thậm chí, nếu bạn sử dụng quỹ thời gian của mình để tập trung cho việc học, đi ăn uống cùng bạn bè, khám phá đó đây hay đọc sách, tất cả đều cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.

Tìm một công việc làm thêm

Đây không còn là một lựa chọn nữa, bởi một công việc làm thêm trong khoảng thời gian đại học là điều cần thiết cho bất kỳ sinh viên nào. Hãy cố gắng tìm những công việc liên quan đến nghề nghiệp tương lai của bạn. Nó không chỉ giúp “làm đẹp” thêm cho CV mà nó còn mang tính chất như một cuộc thử nghiệm.

Bạn có thể bắt đầu công việc tại Hội Sinh viên trong trường. Ở đây, bạn có thể gặp rất nhiều người bạn có chung ý tưởng để thực hiện một sự kiện nào đó. Chẳng hạn, cùng nhau tổ chức một buổi trượt tuyết hay tổ chức một sự kiện gây quỹ. Có vô vàn cách để tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành của bạn.=> dịch thuật nhanh

Các trung tâm hỗ trợ việc làm tại các trường đại học cũng là địa điểm lý tưởng để bạn bắt đầu tìm kiếm công việc cho mình. Thông thường, những nhân viên ở đó sẽ giới thiệu cho chúng ta những nơi mà chúng ta ít ngờ đến nhất.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý tới các quy định của nhà trường về việc làm thêm. Trong khi Đại học Edinburgh cho phép sinh viên làm thêm tối đa 15 giờ/tuần, nghiên cứu sinh 6 giờ/tuần thì Đại học Cambridge lại cấm hoàn toàn việc sinh viên làm thêm.

Tham gia câu lạc bộ thể thao

Dù bạn chỉ là “tay ngang” hay thậm chí đã chơi chuyên nghiệp cho bất kỳ CLB thể thao nào thì những CLB thể thao trong trường đại học vẫn là nơi đáp ứng mọi trình độ. Đây là cách tuyệt vời để bạn gặp gỡ những người bạn mới trong những tuần học đầu tiên.


Thế nhưng, nếu bạn không thực sự hứng thú với hoạt động thể thao, hãy tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng!

=> dịch thuật nhanh

Tham gia vào các hoạt động cộng đồng

Có rất nhiều lựa chọn khi bạn muốn tham gia vào những hoạt động mang tính cộng đồng. Bạn có thể tham gia làm báo trường, gia nhập CLB Kịch hay chạy một sự kiện để gây quỹ từ thiện.

Nếu bạn đang theo học chuyên ngành Ngôn ngữ, hãy tích cực tham gia vào Hiệp hội Sinh viên. Bạn sẽ phải “xoay” như chong chóng để thích ứng với các hoạt động sôi nổi ở đó. Đừng cảm thấy áp lực khi đối diện với những thành viên kỳ cựu mà từ chối những cơ hội có thể giúp bạn hòa nhập nhanh hơn nhé!

Làm tình nguyện

Thay vì liên tục ngồi lì trong thư viện học bài với cảm giác cô đơn, bạn có thể ra ngoài gặp gỡ nhiều người thông qua các hoạt động từ thiện. Làm việc tốt sẽ khiến bạn hạnh phúc và nhất định sẽ khiến cho cuộc sống của những người được bạn giúp đỡ trở nên ý nghĩa.

Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự muốn tham gia tình nguyện và có trách nhiệm với nó. Bởi làm tình nguyện, đồng nghĩa với việc bạn phải thường xuyên ra ngoài vào những ngày lạnh giá nhất.

Mọi

7 bí kíp để giúp bạn có được những tình bạn vượt biên giới

       Việc kết bạn với người nước ngoài khi đi du học luôn là vấn đề khiến các du học sinh luôn trăn trở. Khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, màu da đôi khi khiến chúng ta ngại ngần trong việc kết thân với những người bạn bản xứ. Chúng tôi sẽ bày cho bạn 7 bí kíp sau đây để giúp bạn có được những tình bạn vượt biên giới thật đáng nhớ trong đời du học sinh của mình nhé.



1. Hãy bắt đầu bằng nụ cười

      “Cười” chính là ngôn ngữ quốc tế ai cũng có thể hiểu. Một nụ cười có thể xóa tan mọi khoảng cách và gắn kết con người với nhau một cách nhanh chóng. Bạn hãy thử cười nhiều hơn với những người bạn quốc tế trong lớp để họ có cảm tình với bạn trước tiên. Khi vào lớp ở tiết học sau, hãy cười thật tươi với người bạn ngồi bên cạnh và chào họ nhé.

2. Giúp đỡ người khác

        Nếu bạn cảm thấy quá ngại ngùng khi phải mở lời để bắt chuyện với các bạn trong lớp thì hãy… hành động đi. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người mọi lúc mọi nơi sẽ giúp bạn kết thân rất nhanh với họ. Cho bạn mượn vở khi bạn không chép bài kịp. Giúp bạn xách đồ nặng. Giữ chỗ hộ bạn khi bạn đến trễ. Bất ngờ mua cho bạn một ly cà phê sáng. Hãy tự sáng tạo thêm nhiều cách khác để làm quen với các bạn trong lớp!


3. Học cách nhớ tên

       Đây là một điều rất quan trọng nếu bạn muốn một mối quan hệ phát triển. Khi bạn nhớ tên ai đó, họ sẽ cảm thấy rằng bạn có quan tâm tới họ. Tuy nhiên, nhớ tên người không hề dễ dàng, nhất là trong những dịp bạn gặp quá nhiều người cùng một lúc. Sau đây là một số bí quyết HCVN gợi ý cho bạn:
         Tự lặp lại tên người đối diện càng nhiều càng tốt trong cuộc trò chuyện. Ví dụ như bạn sẽ nói “Hẹn gặp lại + tên người bạn” để kết thúc cuộc trò chuyện để có thể ghi tên bạn ấy một lần nữa vào bộ nhớ.
Giới thiệu người bạn ấy với một người khác bạn đã quen trước đó. Trong trường hợp bạn quên tên bạn ấy, bạn sẽ có một “bộ nhớ dự phòng” là người bạn nọ để hỏi lại.
Ghi lại tên bạn đó cấp tốc ở bất kì đâu: khăn giấy, vở, điện thoại. Khi bạn viết thì bạn đã nhắc lại tên của họ một lần nữa vào bộ nhớ của mình đấy.

4. "Cất" smartphone qua một bên

        Một trong những “sát thủ thầm lặng” giết chết các mối quan hệ chính là các điện thoại thông minh của chúng ta. Bạn hãy hạn chế sử dụng điện thoại khi có cơ hội gặp gỡ bạn bè.

        Hạn chế chụp ảnh thức ăn khi rồi hí hoáy đăng lên Instagram khi đi ăn với bạn bè. Hạn chế chụp ảnh tự sướng để check-in lên facebook ở bất kì đâu. Hoãn trả lời tin nhắn trong điện thoại một chút cũng không sao phải không nhỉ? Hãy nhìn mặt bạn bè thay vì chỉ chăm chăm vào màn hình điện thoại nếu bạn thật sự muốn kết bạn. Điều này sẽ khó thực hiện với một số người nhưng không có nghĩa là không thể nếu bạn thật sự cố gắng.

5. Đặt câu hỏi qua lại

       Nếu ai đó hỏi bạn một điều gì bạn nên trả lời thật nhiệt tình và chân thành. Nhưng quan trọng hơn cả là bạn phải đặt câu hỏi ngược lại người bạn ấy. Một mối quan hệ chỉ có thể phát triển khi có sự tương tác qua lại từ hai phía. Nếu người bạn kia biết nhiều thứ về bạn trong khi bạn không thể hiện rằng bạn muốn biết thêm về họ bằng cách đặt câu hỏi thì họ không còn lí do gì để tiếp tục tìm hiểu về bạn nữa. Chưa kể, chỉ trả lời mà không hỏi sẽ khiến bạn trở nên khá khiếm nhã vì chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm đến người khác.

6. Kiên trì và kiên trì

         Để có một mối quan hệ bền vững cần phải có thời gian. Và một tình bạn lâu bền hoặc xã giao khác nhau cũng ở chỗ thời gian bạn dành ra để xây dựng nó. Nếu bạn muốn có một người bạn thân khi đi du học, hãy làm tất cả những điều trên một cách kiên trì từ ngày này qua ngày khác. Cười với họ. Nói chuyện với họ. Giúp đỡ họ. Từ đó họ sẽ tin tưởng bạn và mở lòng với bạn hơn.

7. Học cách cảm thông

        Bạn và những người bạn quốc tế có rất nhiều khác biệt nên biết thông cảm là đức tính cần thiết nếu bạn muốn kết bạn với họ. Bất kì ai cũng có vấn đề của riêng mình và cần người chia sẻ. Nếu họ tin tưởng bạn và chia sẻ vấn đề của mình thì bạn nên ghi nhớ những điều sau:

       Hãy lắng nghe thật chăm chú: cho dù những gì bạn nghe thật khác so với những gì bạn từng trải nghiệm trong đời. Cứ để họ chia sẻ vì cái chính vẫn là họ cần một người để tâm sự chứ không phải một người để xét đoán

        Hãy để đầu óc rộng mở: Bạn đừng nên phán xét hoặc xem thường bạn của mình dù họ có suy nghĩ khác biệt với bạn như thế nào đi nữa. Họ đã chọn bạn để chia sẻ thì bạn nên trân trọng điều đó.

        Đặt câu hỏi: đây là lúc bạn đào sâu hơn vào câu chuyện của bạn mình để hiểu rõ đầu đuôi mọi thứ. Điều này cũng thể hiện bạn thật sự quan tâm đến bạn của mình. Đôi khi chúng ta chỉ cần hỏi thăm đôi ba câu là đã thể hiện sự cảm thông rồi.

      Kết bạn chưa bao giờ là dễ. Và không phải ai cũng có bạn thân, lại còn là một người bạn thân nước ngoài. Trên đây chỉ là những gợi ý giúp đỡ bạn trong việc giao tiếp ở xứ người nhưng liệu bạn có thể kết bạn thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào sự cố gắng và nỗ lực của bạn mà thôi. Chúc các bạn may mắn!


Nguồn: sưu tầm Internet

Xem thêm: dịch thuật nhanh, uy tín



Một số lưu ý khi xin Visa Hàn Quốc

 
     Việc xin visa đi Hàn Quốc sẽ không quá khó nếu như bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Lãnh sự quán yêu cầu. Dưới đây là những điều lưu ý khi đăng ký visa Hàn Quốc




 1. Thời gian tái đăng ký visa đối với những người đã bị từ chối cấp visa

     Trong trường hợp người đã bị từ chối cấp visa muốn xin tái đăng ký cấp visa thì sau 03 tháng kể từ ngày nhận được giấy thông báo bị từ chối cấp visa mới có thể xin tái đăng ký cấp visa.

     Trường hợp của visa du học, nếu không có lý do đặc biệt, tối thiểu phải qua 6 tháng mới có thể tái đăng ký cấp visa.

    Trong trường hợp bị từ chối cấp visa trong vòng 6 tháng tại các cơ quan nào và không có lý do đặc biệt thì phải tái đăng ký lại tại cơ quan đã bị từ chối đó.

=> dịch thuật nhanh

2. Hạn chế trả lại hồ sơ đã nộp

Hồ sơ đã nộp khi đăng ký cấp visa sẽ không được trả lại.

3. Hiệu lực của visa

   Thời gian hiệu lực của visa một lần là 3 tháng kể từ ngày cấp, và trong thời gian hiệu lực chỉ được nhập xuất cảnh 01 lần.

  Visa nhiều lần, trong thời gian còn hiệu lực (thông thường là 1 năm) thì có thể nhập cảnh tự do nhiều lần.

4. Hạn chế đăng ký và cấp visa

   Trong trường hợp người được mời nhận giấy bảo lãnh của người mời và đã được cấp visa nhưng phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật trong nước như: lưu trú bất hợp pháp, hành vi phạm tội,... thì có thể bị hạn chế mời và cấp visa.

   Khi đăng ký cấp visa trong trường hợp nộp các loại giấy tờ như: giấy xác nhận công tác, giấy tờ cho thuê bất động sản,... mang tính giả dối hoặc trong khi phỏng vấn khai những thông tin không đúng sự thật thì sẽ bị từ chối cấp visa và người nộp những hồ sơ giả đó có thể sẽ bị xử lý hoặc bị đề nghị điều tra theo pháp luật liên quan.

- Trong các trường hợp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự của nơi thẩm tra hồ sơ cấp visa hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến quá trình thẩm tra cấp visa hoặc từ chối không có lý do xác đáng cũng sẽ bị hạn chế cấp visa.

=>Tư vấn du học, dịch thuật nhanh , chất lượng

5. Các yêu cầu của Đại sứ quán Hàn Quốc

    Một là: Bạn cần chứng minh được bạn thực sự muốn học và khả năng học tốt ở Hàn Quốc, để biết được điều này, Lãnh sự quán sẽ hỏi rõ những gì bạn đã học (làm) ở Việt Nam, xem bằng cấp. Hồ sơ tốt: Chuyên ngành bạn học tại Việt Nam phù hợp với chuyên ngành bạn định du học, bạn có bảng điểm cao, việc học của bạn không bị gián đoạn.

   Hai là: Tài chính: Lãnh sự quán muốn biết ai hỗ trợ cho bạn về mặt tài chính, muốn biết về nghề nghiệp người đó, thu nhập hàng tháng, giấy tờ liên quan,... Hồ sơ tốt: Giấy tờ kinh doanh, thu nhập, thuế rõ ràng, càng cao càng tốt, nếu bố mẹ là người hỗ trợ bạn về mặt tài chính, họ có một vị trí nhất định trong cơ quan nhà nước cũng là một ưu thế.

  Ba là: Khả năng trở về Việt Nam của bạn. Lãnh sự quán sẽ hỏi xem bạn có muốn quay về Việt Nam hay không.


Nguồn: Internet
Xem thêm: du học, dịch thuật nhanh

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa Mỹ ( phần 2 )

F. Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa Mỹ: Ý định quay về Việt Nam?




    1. Will you return Vietnam when you finish studying? (Bạn sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong?)


    2. How can you prove that you will return Vietnam? (Làm sao bạn chứng minh được bạn sẽ trở về Việt Nam?)

    3. What do you want to become after graduation? (Bạn muốn trở nên như thế nào sau khi học xong?)

    4. What will you do after you finish your study in the US? (Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?)

   5. How long do you intend to stay in the US after you finish your study? (Bạn có ý định ở Mỹ tiếp bao lâu nữa sau khi tốt nghiệp?)

   6. Do you intend to work in the US? (Bạn có ý định làm việc tại Mỹ hay không?)

   7. If you are offered a good job with high salary, will you agree to work? ( Nếu bạn có được một việc làm tốt với mức lương cao tại Mỹ, bạn có đồng ý ở lại làm không?)



G. Câu hỏi nhạy bén trong phản ứng


     Sự nhạy bén trong phản ứng  là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của buổi phỏng vấn xin visa du học, yếu tố này hoàn toàn có thể được chuẩn bị, rèn luyện khi bạn dành thời gian tham khảo những câu hỏi thường gặp dưới đây.

    Điều kiện du học Mỹ năm 2015 và các quy định để được cấp Visa


     1. What make me should grant you a Visa according to you? (Theo bạn điều gì khiến tôi nên cấp Visa cho bạn?)


     2. What will you do if I said that you are not qualified for a Visa? (Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói rằng bạn đã xin Visa thất bại?)

     3.  Why do you think I should give you a Visa? (Tại sao bạn nghĩ tôi nên cấp Visa cho bạn?)

    4. Have you ever lived away from you parents? What will you do if you miss your parents? (Bạn đã bao giờ sống xa ba mẹ hay chưa? Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhớ ba mẹ mình?)

    5. Do you have any friend in the US? If you do have, tell me something about her/him (Bạn có người bạn nào ở Mỹ hay không? Nếu có, hãy kể cho tôi nghe về chị ấy/ anh ấy)

    6. What difficulties do you think you may encounter in the US? (Bạn nghĩ rằng sẽ có khó khăn nào bạn có thể sẽ gặp khi ở Mỹ?)

    7. What is the most memorable event in your life? (Sự kiện đáng nhớ nhất trong đời bạn là gì?

     8. What will you do if your parents ran out the money and could not afford your study well? (Bạn sẽ làm gì nếu cha mẹ bạn hết tiền và không thể tiếp tục lo cho bạn du học?)

     Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn tự tin hơn trong việc phỏng vấn xin visa du học Mỹ của mình.


Nguồn: Internet

Tags: dịch thuật nhanh, chất lượng

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Làm thế nào để trở thành một Dịch thuật viên thành công??


      Yếu tố nào tạo nên một người Translator tốt, có khả năng ứng biến với nhiều tình huống phát sinh bất ngờ...

      Sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo, giáo dục chuyên nghiệp, cao học... các cử nhân, thạc sỹ chuyên ngành ngoại ngữ bắt đầu hướng tới các công việc như dịch thuật, phiên dịch cho các công ty du lịch, phiên dịch tự do  theo thời vụ, các công ty dịch thuật chuyên nghiệp...Tuy nhiên để trở thành một Translator thành công trong thì bối cảnh thị trường đầy khó khăn và cạnh tranh khốc liệt thì không phải là điều có thể dễ dànglàm được trong ngày một ngày hai. Trải qua qua quá trình va vấp, mắc lỗi, thiếu kinh nghiệm... dần dần trở nên từng trải hơn trong lĩnh vực mà họ theo đuổi để phiên dịch.

 Vậy như thế nào là một Traslator thành công ??


1.Trải qua nhiều thất bại

   Bất kì một lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng vậy, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong lúc khởi nghiệp, có thể dần dần thành công nhưng cũng có thể gặp thất bại. Nghề dịch thuật cũng vậy, khi bạn đang đứng sau người diễn giả để phiên dịch có những đoạn dịch sai, chưa đúng nghĩa có một khán giả nào đó ở dưới đứng lên chỉnh sửa lại cho bạn, nó có thể khiến bạn mất đi sự thoải mái và tự tin dẫn tới kết quả buổi dịch không được như ý, hay dịch các văn bản tài liệu chuyên ngành hàng trăm trang bị trả lại yêu cầu biên dịch lại đó thực sự là một thách thức buồn.

   => Vì vậy bạn phải rèn cho mình tâm lỹ vững vàng, biết chấp nhận thất bại, coi đó là bài học cho sự phát triển sau này của bản thân

 2.Khả năng truyền đạt nội dung

        Khả năng truyền đạt nội dung tới người tiếp nhận là vô cung quan trọng, nó quyết định tới khả năng thành công của buổi đàm thoại, đòi hỏi bạn có vốn từ vựng - văn phong phong phú.

       Bạn có thể hiểu nội dung của một đoạn văn tiếng Anh, Nhật... nhưng khi biên dịch nó sang tiếng Việt cho người Việt đọc và hiệu đầy đủ ý nghĩa thì lại là một khó khăn. => Yêu cầu dịch phải dễ hiểu - thống nhất - chính xác.
 3. Niềm đam mê với nghề

    Yếu tố bắt buộc dẫn tới thành công của một Translator phải có, luôn tìm tòi các thuật ngữ mới, từ ngữ chuyên ngành, tăng cường khả năng của mình mỗi ngày

4. Chọn cho mình một lĩnh vực riêng để phiên dịch

    Từ lâu vấn đề chuyên môn hóa đã được áp dụng vào công việc, mỗi cá nhân đảm nhận một công việc với một lĩnh vực cụ thể, có như vậy bạn mới tập trung phát huy hết được khả năng của mình.

    Hãy lựa chọn cho mình lĩnh vực mà mình thích để đi thật sâu, thật kĩ càng vào chuyên ngành đó, bạn cũng có thể chuyên nhiều lĩnh vực nhưng hãy cân nhắc xem mình có đủ sức và đam mê để theo đuổi nó hay không.

     Biết chọn lọc: Đừng vì thấy cái lợi trước mắt với những hợp đồng, chuyến phiên dịch béo bở mà bạn chưa sẵn sàng về nó, chưa có cách tiếp cận với chủ để đó nó không những không mang lại cho bạn lợi ích kinh tế mà còn làm mất đi sự uy tín trong nghề của chính bạn, kế đến là thiệt hại cho đối tác.

5.Thành công không phải là đích đến mà thành công là một cuộc hành trình

Nguồn: Internet
Xem thêm: dịch thuật nhanh Khải Phong, uy tín

Dịch thuật là gì??


      Từ lâu thuật ngữ dịch thuật đã không còn xa lạ với giới biên -phiên dịch, thậm chí nó còn là một nghề rất hot và nhiều tiềm năng phát triển trong xu thế mở cửa với toàn thế giới. 

      Dịch thuật là gì ? Tại sao phải dùng dịch thuật ?Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

     Dịch thuật là một sản phẩm của trí tuệ, là sự phục tùng có sáng tạo, tùy từng mức độ tập trung, kinh nghiệm, vốn kiến thức chuyên biệt mà tạo ra các sản phẩm có giá trị khác nhau. Hoặc cũng có thể là sản phẩm dưới mức tiêu chuẩn do các nhóm biên -phiên dịch tự do, thiếu kinh nghiệm và vốn ngoại ngữ thực hiện.

    Hay theo Peter NewMark thì: " dịch là một nghệ thuật , một nỗ lực thay thế một thông điệp, một diễn ngôn của một văn bản hay ngôn bản trong một ngôn ngữ bằng một thông điệp hay một diễn ngôn giống như vậy trong một văn bản hay ngôn bản của một ngôn ngữ khác"

    Dorothy Kelly thì cho dịch là kỹ năng thấu hiểu văn bản nguồn và chuyển đạt nó sang ngôn ngữ của văn bản đích bằng cách sử dụng một giọng điệu và ngôn ngữ thích hợp cho văn cảnh, cũng như dùng những kiến thức nền cùng những nguồn tài nguyên khác về ngôn ngữ cho một mục đích được nhắm tới.

    Phân loại dịch thuật: dịch hội nghị hội thảo, dịch cabin...xu hướng dịch bản địa hay dịch ngoại lai tại Việt Nam

=> dịch thuật nhanh, chính xác 

Lĩnh vực dịch thuật chuyên biệt:

   - Biên dịch  ( dịch viết ): Chuyển một văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, không áp lực về thời gian nhưng đòi hỏi văn phong phải trôi chay, độ chính xác phải cao hơn.

   - Dịch đuổi: Đây là hình thức dịch phổ biến nhất hiện nay, dịch sau khi người nói kết thúc một đoạn hội thoại

   - Dịch hội nghị: Tham gia phiên dịch tại các hội nghị chuyên đề, hội thảo có thể dịch Cabin hoặc dịch đuổi tùy yêu cầu.

   - Dịch cabin: Dịch song song cùng với người nói, đây là hình thức khó nhất vì đòi hỏi khả năng ứng biến tốt, tập trung cao, vốn kiến thức chuyên ngành mà người nói dịch sâu, tâm lý vững vàng.

   - Phiên dịch: (  Dịch nói ): Dịch theo người nói, có thể cùng lúc hoặc dịch ngắt đoạn. Áp lực về thời gian rất lớn, tư duy nhanh nhạy, tâm lý vững, ứng biến tình huống khéo léo.

Các vấn đề của dịch thuật

   - Hiện nay thì chưa có một quy định chung, áp dụng chung với các công ty, cá nhân dịch thuật tại Việt Nam. Dịch tùy hứng không đồng nhất theo một khuôn khổ chung nào, mỗi biên -phiên dịch viên dịch theo lối suy nghĩ.

   - Thái độ cẩn trọng, nghiêm túc và chính xác khi làm nghề chưa được nhiều dịch giả quan tâm.

   - Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chung QA có tới 4 -5 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có công việc khác nhau nó tiêu tốn khá nhiều thời gian. 

   - Dịch bản địa hay dịch ngoại lai :

         + Bản địa hóa : là cách dịch để người dân trong nước có thể tiếp cận dễ dàng, tên nhân vật địa danh cũng được thay đổi cho phù hợp với văn hóa bản địa. 

         + Dịch ngoại lai: Giữ nguyên so với bản gốc, giúp người đọc dễ dàng hiểu và tiếp cận tốt hơn với văn hóa nước ngoài. Ở Việt Nam mình hiện tại thì dịch ngoại lại đang được áp dụng rộng rãi.

   - Sự khác biệt giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, cũng như sự khác biệt giữa hai nền văn hóa sản sinh ra chúng, khiến cho tiến trình chuyển dịch trở nên một thách thức. Trong những yếu tố tạo nên sự khó khăn ấy, người ta phải kể đến dạng thức diễn đạt, ý nghĩa, phong cách, những thành ngữ, tục ngữ, phương ngữ, v.v...trong tiếng Việt thì có các đại từ nhân xưng như là: Tôi , tao, mày, mình, bạn... nhưng trong tiếng anh chỉ có I và You dịch nghĩa sao thì tùy vào hoàn cảnh thực tại.

Quy trình dịch thuật





Nguồn: Sưu tầm Internet
Xem thêm: dịch thuật nhanh

Một số điều cần biết về dịch thuật


       Cầm trên tay các tác phẩm văn học kinh điển, những cuốn sách dạy về Marketing tuyệt vời, mẩu truyện cười nghiêng ngả, các tập tài liệu chuyên ngành đầy giá trị ứng dụng... các bạn thầm cảm ơn những người đã viết nên quyển sách, tập tài liệu này mà quên đi những người đã dầy công nghiên cứu các thuật ngữ, dò tìm từng câu chữ để đưa nó tiếp cận với đông đảo công chúng. Đó là các biên dịch viên, người đang thầm lặng hằng ngày chuyển ngữ giúp chúng ta thưởng thức chúng.

(Ảnh minh họa)



     Biên phiên dịch là một nghề thầm lặng, ít ai biết tới tác giả của những bản biên dịch đó là ai, họ chỉ quan tâm tới cái họ đọc được có hay và bổ ích, xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra hay không. 

    Không chỉ là môt nghề Word by Word mà đòi các Translator phải có kinh nghiệm phong phú, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình tham gia biên -phiên dịch.

     Dịch thuật là một con đường ít người muốn trải qua, ngoài việc mất nhiều công sức, nhưng thu nhập chưa tương xứng, có nhiều lý do khác khiến các dịch giả phải bỏ nghề.

Yếu tố tổng hòa dịch thuật  

    Để đảm bảo được thành công các cần dịch giả cần tổng hòa được ba thành tố: chủ thể tính (subjectivity), giải thích (interpretation) và thực thể ngôn ngữ (language) khách quan. Mức độ ‘mật thiết’ giữa chủ thể tính và ngôn ngữ thể hiện ở hai chiều : khả năng tự biết mình trong tương quan với ngữ nguồn -ngữ đích và mức độ tự tin đối với các thể loại văn bản dịch. Mối quan hệ giữa chủ thể và thực thể ngôn ngữ đòi hỏi người phiên dịch khả năng hiểu thấu đáo ngữ nguồn và ngữ đích và những đặc tính văn hóa (của hai ngôn ngữ), thuật ngữ chuyên ngành trước khi có quyết định về cách thể hiện phù hợp ở ngữ đích. Các thành tố chủ thể, giải thích, và ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa là những vấn đề mà tác giả đề nghị các giảng viên, trung tâm đào tạo, công ty dịch thuật biên - phiên dịch nên có nhiều quan tâm trong đào tạo và định hướng. 

   Đối với lĩnh vực văn hóa, các dịch giả cần am hiểu sâu sắc về các vấn đề ý thức hệ, biểu trưng, mỗi liên hệ giữa các nền văn hóa, đặc trung -đặc thù riêng biệt để lựa chọn ngôn từ cho phù hợp trong quá trình dịch.

   Mức độ tiêu tốn thời gian cho từng lĩnh vực dịch cũng khác nhau: Vị dụ khi dịch một đoạn phim, kịch bản phim người biên dịch chỉ phải bỏ ra vài chục phút hoặc vài giờ để dịch nhưng khi dịch các tài liệu chuyện ngành lại phải dịch vài ngày tới vài tuần để hiểu thấu đáo và dịch trôi chảy, dịch thuật nhanh mà số tiền nhận được là như nhau. Do vậy để giữ được sự đam mê và nhiệt huyết là điều hết sức khó khăn trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.

   Vấn đề giảng dạy và đào tạo ngoại ngữ ở các trường đại học, trung tâm ngoại ngữ chỉ là dạy ngoại ngữ chứ không có định hướng riêng cho học sinh sinh viên là học ngoại ngữ để theo nghề biên -phiên dịch như thế nào, theo chuyên ngành nào nên khi tiếp cận sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong cách dùng ngôn ngữ.

    Hiện tại thì ở Việt Nam chưa có một chuẩn mực nào cụ thể để đánh giá năng lực, cấp độ của từng biên -phiên dịch viên, tất cả chỉ là sự đánh chủ quan của mỗi cá nhân khi tiếp nhận những bản dịch. Do vậy tính thống nhất và phát triển nghề còn rất khó khăn. Có một số chuẩn mà hiện nay đang được áp dụng tại Việt Nam: Đánh giá theo chuẩn (norm-referenced assessment) và đánh giá theo tiêu chí (criterion-referencd assessment) được đề cập nhiều hơn trong các cơ sở đào tạo dịch thuật. Hình thức đánh giá theo hướng chuẩn hóa như CDI (Calibration of Dichotomous items) và đánh giá theo thang của Carroll được áp dụng trong đánh giá phiên dịch.

 Bí quyết thành công

   Tại Hội thảo dịch thuật ĐH Hoa Sen -Thạc sĩ Đào Phong Lâm chia sẻ 5 bí quyết giúp mình thành công và vững tin trên con đường làm một dịch giả chân chính:  

The ABCDE or Đ’s Star+ Secret

    ACURATE – BEAUTIFUL – COMPLETE – DIGNIFIED – EXCEPTIONAL

ĐÚNG – ĐẸP  - ĐẦY ĐỦ - ĐĨNH ĐẠC – ĐỘC ĐÁO

   - Niềm đam mê, kiên trì, khát vọng khẳng định mình của từng dịch giả.

   - Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức lĩnh vực mà mình theo đuổi dịch thuật.

   Dịch thuật là một nghề vô cùng thú vị và đầy ý nghĩa, kết nối văn hóa từ nhiều dân tộc tới với nhau, phá tan đi khoảng cách về ngôn ngữ. Một nghề hết sức chông gai nhưng cũng hết sức hấp dẫn trong niềm đam mê của những người muốn thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ.


Nguồn: sưu tầm internet


Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Phương pháp luyện nghe nói Tiếng Anh như người bản xứ


     Làm thế nào bạn có thể học nghe được tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ khi bạn đang không ở trong một nước nói tiếng Anh? May mắn thay, có rất nhiều cách để luyện nghe nói tiếng Anh ở hầu hết các nước trên thế giới.


1.Video


     Video có một lợi thế thực sự tuyệt vời. Bạn có xem đi xem lại. Nhiều video có phụ đề bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt giúp bạn kết hợp nghe và nhìn. Và bạn có thể sử dụng video để ghi lại chương trình từ truyền hình và sau đó xem chúng nhiều lần để nâng cao sự hiểu biết của bạn.


2.Bạn bè





       Cố gắng làm bạn với những người nói tiếng Anh để bạn có thể thực hành tiếng Anh của bạn qua trò chuyện. Và nếu bạn không có nhiều thời gian để đi ra ngoài và gặp gỡ mọi người, ít nhất bạn có thể nói chuyện một chút bằng tiếng Anh qua điện thoại.



3.Âm nhạc / bài hát



      Nghe nhạc rất thú vị và có cảm hứng, nhưng đừng thất vọng khi nghe ca nhạc tiếng Anh mà không nghe thấy gì hoặc không kịp hiểu gì, nghe một số ca khúc nhạc pop thậm chí còn không dễ dàng đối với người bản địa!


      Hãy thường xuyên nghe chúng. Mua một số băng cassette hoặc đĩa CD, hoặc ghi âm, và ghi lời cho toàn bộ một bài hát.

4.Radio

     Bạn có thể nghe đài phát thanh tiếng Anh ở hầu hết các nước. Hai trong số các mạng lưới quốc tế tốt nhất là World Service và Voice of America BBC. Cả hai đều có các chương trình đặc biệt dành cho người học tiếng Anh. Bạn có thể tìm thấy thông tin về lịch thời gian và tần số phát sóng cho từng nước trên các trang web của họ.

5.Tivi


    TV là một nguồn tuyệt vời để nghe tiếng Anh với những hình ảnh giúp bạn hiểu những gì bạn đang nghe. Nếu bạn không có kênh truyền hình bằng tiếng Anh, bạn có thể xem TV trên Internet với các thiết bị smartphone có các ứng dụng Internet tv.


6.Internet

    Bây giờ là dễ dàng hơn rất nhiều để nghe tiếng Anh bởi Internet, mọi thứ có thể tìm thấy trên mạng, cái bạn cần là nền hiểu biết cơ bản và kỹ năng tìm kiếm & lọc thông tin hiệu quả cho thứ mà bạn cần.

7.Rạp chiếu phim

     Bên ngoài thế giới nói tiếng Anh, nhiều thành phố lớn có các rạp chiếu phim có lời thoại tiếng Anh, thường kèm theo với phụ đề. Hãy tạo thói quen đi xem những bộ phim này. Nếu bạn cần phải đọc phụ đề, ít nhất bạn sẽ nghe được tiếng Anh ngay cả khi bạn không hiểu nó, hoặc ngữ cảnh trong phim sẽ giúp bạn dần dần hiểu ra.

     Cuối cùng, đừng lo lắng nếu bạn không hiểu tất cả mọi thứ bạn nghe. Nghe đến trước! Hiểu đến tiếp theo! – Hearing comes first! Understanding comes next!



Nguồn: sưu tầm Internet
Tags: dịch thuật nhanh, chính xác

Quy trình du học Mỹ


   Bạn đang mơ hồ về thông tin đăng ký học tại Mỹ? Ban tư vấn du học miễn phí cùa dịch thuật nhanh Khải Phong chia sẻ cùng bạn quy trình DU HỌC MỸ 2015.


     Quy trình như sau:

Bước 1: Tiến hành chọn trường, chọn ngành

Bước 2: Nộp đơn và hồ sơ xin học

- Đơn đăng ký nhập học do nhà trường cấp.

- Kết quả học tập gần nhất: bằng cấp, bảng điểm, học bạ.

- Bằng cấp ngoại ngữ.

- Lệ phí đăng ký (mỗi trường có mức phí đăng ký khác nhau).


Bước 3: Thanh toán phí


- Sau khi bạn nộp hồ sơ tuyển sinh cho trường bạn lựa chọn và được chấp nhận, bạn sẽ nhận được mẫu I-20 hoặc DS-2019 từ trường. Sau đó bạn phải trả phí SEVIS (Hệ thống Thông tin Sinh viên và Khách trao đổi).

- Lệ phí SEVIS:

     Hệ thống Theo dõi Sinh viên và Khách trao đổi (SEVIS) là một hệ thống kiểm tra trực tuyến các hoạt động của khách mang visa loại F, M và J (và các thành viên gia đình của họ), kể từ thời điểm khách nhận giấy tờ đầu tiên (I-20 hoặc DS-2019) cho tới khi họ tốt nghiệp/rời khỏi trường học hoặc kết thúc/ rời khỏi chương trình.

     Đương đơn chính của visa du học loại F, M: Cần kiểm tra với trường học ở Mỹ để đảm bảo thông tin của bạn đã được nhập vào hệ thống SEVIS. Bạn sẽ cần trả lệ phí SEVIS riêng cùng với lệ phí xét đơn xin visa.

     Chứng từ thanh toán lệ phí phải được cung cấp trước khi cấp visa cho sinh viên hoặc khách trao đổi. Bạn sẽ mang theo biên nhận thanh toán lệ phí SEVIS I-901 của bạn tới buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Các loại phí này không thể thanh toán tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Bước 4: Tiến hành làm thủ tục xin visa.

Nguồn: Internet
Xem thêm: dịch thuật nhanh, chính xác

Bí quyết xin học bổng du học thành công



      Hiện nay, nhiều sinh viên nuôi mơ ước nhận được học bổng du học nước ngoài. Để xin được học bổng du học, thường có hai bước quan trọng là làm hồ sơ và đi phỏng vấn.

Hồ sơ: Mục tiêu học tập phải thực tiễn và cụ thể


     Trong hồ sơ xin học bổng, đề cương nghiên cứu, các bài viết về mục tiêu học tập hay giới thiệu bản thân thường là những cơ sở quyết định bạn có được học bổng hay không. Khi viết đề cương nghiên cứu, bạn nên theo sát hướng dẫn trên trang web về học bổng muốn xin. Một đề cương mang tính cạnh tranh thường có dàn bài rõ ràng, bao gồm các lý do chọn đề tài, câu hỏi cần nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các đóng góp dự kiến của đề tài.




    Mặt khác, bạn cần nêu một cách thuyết phục lý do tại sao cần phải xin học bổng đến nước đó để học tập hay nghiên cứu. Bạn có thể trao đổi với những người có chuyên môn để có thêm kiến thức và viết được một đề cương tốt. Bài viết về mục tiêu học tập hay nghiên cứu của bạn giúp cho Ban tuyển chọn hiểu rõ hơn về dự định tương lai cũng như khả năng đóng góp của bạn cho đất nước. Vì vậy, bạn cần nêu ra những mục tiêu thực tiễn và cụ thể về chuyên môn, văn hóa, cuộc sống mà bạn muốn đạt được. Tránh trình bày những điều chung chung hay quá viễn vông.

    Những hoạt động ngoại khóa, giao lưu với cộng đồng mới, cũng là điều bạn nên quan tâm. Bởi lẽ, bất cứ chương trình học bổng nào cũng mong muốn ứng viên phải đảm trách được vai trò của một sứ giả văn hóa ở nơi họ đến.

     Khi giới thiệu về bản thân, bạn cần nêu ra những ưu điểm về tính cách và năng lực của mình một cách chân thành và sinh động nhất. Bạn không nhất thiết phải trở thành một lãnh đạo tài ba của đất nước, nhưng bạn nên là người có khả năng tạo nên những thay đổi tích cực.
Ngoài ra, ngôn ngữ bạn sử dụng cần phải trong sáng và rõ ràng. Tránh vòng vo và sáo rỗng. Những tiêu chí về chính tả, chấm câu, tách đoạn đều phải được kiểm tra cẩn thận trước khi bạn nộp hồ sơ.


Phỏng vấn: Tạo phong thái tự tin, thoải mái


     Trước khi phỏng vấn, bạn cần nắm rõ những thông tin mà bạn đã cung cấp trong hồ sơ xin học bổng. Tìm hiểu trước một số thông tin về thành phố hay trường bạn muốn đến cũng là điều nên làm.

Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc trang trọng, gọn gàng để tạo được ấn tượng tốt. Một phong thái tự tin, thoải mái, kết hợp với ngôn ngữ điệu bộ, sẽ làm cho bạn trở nên sinh động trong lúc giao tiếp.

    Cần nhìn thẳng vào người phỏng vấn và vui vẻ trong lúc chuyện trò. Khi Ban phỏng vấn gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài, thì bạn nên chia sẻ ánh mắt cho mọi người và tránh việc chỉ nhìn vào người nước ngoài.

(Ảnh minh họa)

    Đừng học thuộc lòng một bài nói đã chuẩn bị sẵn, bởi vì người phỏng vấn có thể cắt ngang hoặc chuyển đề tài và bạn có thể găp khó khăn. Cần trả lời trực tiếp, ngắn gọn và có thí dụ minh họa.
Những câu nói như: “Đây là một câu hỏi hay” hoặc “Đây là một câu hỏi khó” cần được sử dụng một cách tiết chế. Ham hiểu biết về nền văn hóa khác là một lợi thế, nhưng bạn cũng cần hiểu biết về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam để có thể chia sẻ với bạn bè quốc tế.


Nguồn:http:camnangduhoc.edu.vn
Xem thêm: dịch thuật nhanh

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Australia cân nhắc việc sử dụng hộ chiếu điện tử


        Bộ Ngoại giao Australia đang xem xét việc đưa hộ chiếu điện tử dựa trên nền tảng điện toán đám mây vào sử dụng.

        Đây là quốc gia đầu tiên cân nhắc việc sử dụng hộ chiếu điện tử, cùng một loạt các cải tiến trong ngành du lịch. Theo tờ Sydney Morning Herald, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Australia, bà Julie Bishop, cho rằng ý tưởng này “sẽ lan ra toàn cầu”.


( Ảnh minh họa )

       Australia và New Zealand đang xem xét việc thử nghiệm hộ chiếu điện tử, trên đó có lý lịch và dữ liệu sinh trắc học của du khách. Tuy nhiên, trước hết loại hộ chiếu này cần đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo mật vô cùng nghiêm ngặt. Bà Bishop nhận định: “Australia tự hào là một trong những quốc gia có hộ chiếu bảo mật nhất thế giới. Bằng cách tận dụng công nghệ mới, chúng tôi có thể sẽ còn làm được tốt hơn thế”.

         Hộ chiếu điện tử sẽ giúp du khách tránh được ít nhất một nguy cơ phổ biến: mất hộ chiếu. Chỉ tính riêng năm ngoái, hơn 38.000 công dân Australia đã mất hộ chiếu ở nước ngoài. Việc đánh cắp danh tính sẽ khó khăn hơn khi kèm theo dấu vân tay.

        Các công dân Australia hiện đã có thể sử dụng phiên bản ePassport, trong đó có ảnh chụp và đầy đủ thông tin như hộ chiếu thường. Hệ thống tự động ở một số sân bay có thể quét hình ảnh của du khách, sau đó tìm thông tin trong hệ thống.

        Hiện tại, các hãng hàng không đã sử dụng phương pháp làm thủ tục trực tuyến, do đó hộ chiếu điện tử hoàn toàn có khả năng trở nên phổ biến trong tương lai. Tất nhiên, hộ chiếu dạng này cũng gây nhiều lo ngại như về sự bảo mật thông tin cá nhân, an ninh hay khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Đồng thời, du khách cũng sẽ không thể khoe hộ chiếu đã đi qua nhiều nước của mình với bạn bè.
Nếu thành công, hộ chiếu điện tử của Australia có thể sẽ trở thành tiêu chuẩn toàn cầu, cung cấp thêm một lựa chọn cho các du khách.

Nguồn: news.zing.vn
Xem thêm: dịch thuật nhanh

Hoa Kỳ tìm kiếm ứng viên cho học bổng Global UGRAD 2016


      Phòng Văn hoá Thông tin, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.Hồ Chí Minh đang tìm kiếm ứng viên cho học bổng Global UGRAD.

      Học bổng Global UGRAD năm học 2016-2017 do Vụ Giáo dục và Văn hoá thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ cho sinh viên theo học một học kỳ không lấy bằng tại một trường đại học ở Hoa Kỳ.

   Học bổng Global UGRAD 2016 dành cho sinh viên
 
        Chương trình nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên xuất sắc đến từ nhiều nước trên thế giới trải nghiệm việc học tập và sinh hoạt trong môi trường đại học ở Hoa Kỳ.

       Đối tượng nhận học bổng Global UGRAD: Là sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ ba các trường đại học Việt Nam có năng lực lãnh đạo thể hiện qua kết quả học tập, sự đóng góp cho cộng đồng cũng như các hoạt động ngoài giảng đường và có khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn tham dự chương trình.

     Thời hạn nộp đơn đăng ký: 17h00, thứ Sáu, ngày 1 tháng 1 năm 2016.

Thông tin chi tiết về chương trình và đường dẫn nộp đơn trực tuyến có thể tìm được tại http://goo.gl/Q5v2d0

Nguồn: giaoduc.net.vn
Xem thêm: dịch thuật nhanh

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Những loại Visa du học Anh

     
        Có hai loại Visa khác nhau dành cho sinh viên: Visa sinh viên thông thường ( General Student Visa) hoặc visa sinh viên ngắn hạn ( Student Visitor Visa). Loại visa nào bạn chọn phụ thuộc vào thời gian bao lâu bạn dự định ở lại Anh

Visa là gì?

       Visa là một chứng nhận bảo đảm được đóng vào trong hộ chiếu hoặc giấy thông hành của bạn, cho phép bạn được nhập cảnh vào Anh trong một thời gian nhất định. Phụ thuộc vào loại visa bạn được cấp mà bạn có thể được đi làm tại Anh hay không.



Có những loại Visa nào?

       Có hai loại Visa khác nhau dành cho sinh viên: Visa sinh viên thông thường ( General Student Visa) hoặc visa sinh viên ngắn hạn ( Student Visitor Visa). Loại visa nào bạn chọn phụ thuộc vào thời gian bao lâu bạn dự định ở lại Anh, liệu bạn có dự định làm việc và/hoạc khoá học có xen kẽ thời gian làm việc khi học ở Anh hay không.

Bạn sẽ cần Visa Sinh Viên Thông Thường NẾU:

     Khoá học của bạn kéo dài hơn 6 tháng;

     Bạn muốn làm việc bán thời gian, hoặc học một khoá học có xen kẽ thời gian làm việc;

    Bạn nghĩ mình có thể quyết định sau khi nhập cư vào Anh rằng sẽ gia hạn thời hạn lưu lại Anh.

    Bạn sẽ cần Visa Sinh viên ngắn hạn NẾU:

   Khoá học của bạn kéo dài 6 tháng hoặc ngắn hơn;

   Bạn không muốn làm việc hoặc tham dự khoá học có xen kẽ thời gian làm việc

   Bạn không muốn gia hạn Visa tại Anh

Bạn vẫn chưa quyết định?

        Nếu bạn muốn đến Anh để tìm hiểu về trường cao đẳng hoặc đại học trước khi quyết định bạn sẽ nộp đơn vào trường nào, bạn có thể xin visa sinh viên tiềm năng ( Prospective Student Visa). Visa này có thời hạn đến 6 tháng , nhưng nó không cho phép bạn đi học hay đi làm trong thời gian đó.

        Tuy nhiên loại Visa này cho phép bạn gia hạn thời gian lưu lại của mình trên nước Anh khi bạn đã quyết định muốn đi học trường nào và có được sự hỗ trợ cần thiết từ trường mà bạn lựa chọn.

        Sau đó bạn có thể nộp đơn lên Cục Biên giới Anh ( UK Border Agency ) để gia hạn thời gian lưu lại Anh của mình theo diện SInh viên Thông Thường. Với loại Visa Sinh viên tiềm năng, bạn không cần phải về nước để nộp đơn xin gia hạn Visa.

Xem thêm: dịch thuật nhanh

Làm thế nào để xin Visa thành công?

       Du học Mỹ - Visa có lẽ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với những bạn muốn du học ở Mỹ.

        Để xin visa du học thành công hơn

       Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bạn sẽ xin visa thành công miễn là bạn chứng minh được với nhân viên lãnh sự Mỹ rằng mình có 1 kế hoạch học tập nghiêm túc và có khả năng tài chính. Một kế hoạch học tập nghiêm túc là kế hoạch được học sinh lựa chọn với những lý do hợp lý.


Yếu tố tạo nên một kế hoạch học tập thông minh?

       Một kế hoạch học tập tốt không chỉ giúp bạn thành công với việc xin visa mà còn giúp bạn trong quá trình học tập lâu dài về sau. Một số điều bạn cần phải trả lời được cho kế hoạch tập của mình:

Vì sao kế hoạch này được chọn:

        Một sinh viên thực sự sẽ có lý do rõ ràng vì sao lựa chọn 1 ngành nghề nhất định. Vì vậy, hãy tìm hiểu để có thể giải thích hợp lý cho mỗi sự lựa chọn của mình, vì sao kế hoạch này phù hợp với bản thân.

Chọn chương trình học:

       Khi lựa chọn khoá học, bạn cần biết trước liệu khóa đó có thể chuyển đổi được qua những chương trình tương tự hay không; chuyên ngành có thể theo học; ngành học này sẽ giúp bạn thực hiện được định hướng nghề nghiệp của bạn hay không; khóa học mang tính học thuật hay tính ứng dụng.

Chọn địa điểm học:

       Mặc dù có hàng trăm trường học tuyệt vời, nhưng dường như nhiều học sinh tự hạn chế lựa chọn của mình do muốn chọn sống cùng người thân khi du học. Với lựa chọn này, học sinh có thể được gia đình chăm sóc tốt hơn. Nhưng cũng có rất nhiều ưu điểm với lựa chọn ngược lại. Ví dụ như, khi ở ký túc xá, bạn có thể tập trung tốt hơn vào việc học, đạt kết quả học tập cao và duy trì được học bổng hàng năm; Cơ hội kết bạn với những người bản xứ sẽ tăng khả năng tiếng Anh, hoà nhập với đời sống xã hội Mỹ, trải nghiệm bản sắc văn hoá Mỹ; học cách sống và tư duy độc lập; trưởng thành hơn v.v…

       Để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai, điều quan trọng là bạn thâm nhập được vào thế giới công việc, nơi giúp sinh viên nói chung trưởng thành hơn. Thông thường, với những công ty quốc tế lớn, việc quyết định tuyển dụng dựa trên cách người xin việc thể hiện tại cuộc phỏng vấn gần như quan trọng nhất. Vì vậy, khả năng tiếng Anh cộng với kinh nghiệm thực tế, sự chín chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng.

Cao đẳng hay đại học?

       Dù việc xin học ở 1 trường đại học thường sẽ được nhân viên visa đánh giá là kế hoạch học tập nghiêm túc hơn. Nhưng không phải cứ chọn học ở trường cao đẳng là sẽ không có cơ hội, miễn là bạn cân nhắc kỹ lưỡng và có định hướng rõ ràng với lựa chọn của mình, biết rõ về khả năng chuyển tiếp vào các trường đại học tốt ở 2 năm cuối để hoàn thành bằng cử nhân.

 Học Anh ngữ tại Mỹ để có cơ hội được nhận vào những trường đại học tốt hơn?

        Bạn cũng có thể chọn học tiếng Anh tại Mỹ để chuẩn bị tốt hơn khi học cử nhân/ thạc sỹ. Những trường Anh ngữ như ELS hay trường đào tạo dự bị, nơi lớp học có sĩ số nhỏ, chắc chắn sẽ giúp học sinh Việt Nam vững vàng hơn, sẵn sàng để học tiếp ở bậc học cao hơn - nơi giảng đường đại học lớn và bạn phải làm việc độc lập

Nguổn: kienthuduhoc.com
Xem thêm: dịch thuật nhanh

Khách Việt được Đài Loan đơn giản hóa thủ tục visa


       Đoàn khách du lịch chất lượng cao đến Đài Loan của các công ty chỉ định được miễn chứng minh công việc, tài chính và phí visa.

      Theo Cục Du lịch, Bộ Giao thông Đài Loan, vùng lãnh thổ này vừa thi hành chính sách đơn giản hóa thủ tục visa đối với đoàn khách du lịch chất lượng cao của các công ty du lịch được chỉ định thuộc thị trường mới nổi ở châu Á như Việt Nam, Indonesia, Phillippines, Ấn Độ. Thời gian áp dụng từ 1/11.

      Các đoàn khách đạt điều kiện sẽ được miễn chứng minh công việc, tài chính và phí xin visa.


      Năm 2012, Việt Nam và Đài Loan kết ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong du lịch. Đến nay, số lượng khách Việt tới Đài Loan tham quan tăng mạnh. Dự kiến tổng số lượng du khách hai bên trong năm 2015 sẽ lên tới 500.000 lượt người.

      Cùng với chính sách mới nhất này, ngày 23/11, ông Tạ Vị Quân, Cục trưởng Cục Du lịch Đài Loan tổ chức buổi quảng bá về du lịch tại Hà Nội. Tham gia đoàn còn có nhiều đại diện doanh nghiệp, lữ hành, khách sạn, hàng không... nhằm cung cấp thông tin mới nhất, ưu đãi nhất về du lịch Đài Loan.

      Tham gia vào sự kiện này cũng có Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn.

       Từ Hà Nội, TP HCM có các chuyến bay thẳng, hàng ngày đến Đài Bắc, Đài Loan; thời gian khoảng 2,5 - 3,5 tiếng; giá từ 310 USD. Riêng từ Hà Nội có đường bay đến Cao Hùng, Đài Loan. Giá tour đi Đài Loan 6 ngày khoảng 17 triệu đồng.

Nguồn: vnexpress,net

Bản dịch phim chất lượng," đúng chuẩn" với Khải Phong

         Công ty bạn đang triển khai thực hiện những dự án phim ảnh, game show hoặc các chương trình truyền hình khác có nguồn gốc từ nước ngoài?


          Bản dịch phim chất lượng với dịch thuật nhanh Khải Phong

          Công ty bạn gặp khó khăn trong việc dịch thuật, biên tập và lồng tiếng kịch bản, đặc biệt là với các ngôn ngữ rất ít người dịch tại TP.HCM?

          Công ty bạn đang muốn quảng bá doanh nghiệp của mình ra thế giới bằng những thước phim quảng cáo thật ấn tượng.?

        Dịch thuật Khải Phong- dịch thuật nhanh  chuyên chuyển ngữ các loại kịch bản của tất cả các thứ tiếng mà thị trường có nhu cầu, đặc biệt là các ngôn ngữ hiếm người dịch.

         Để phục vụ cho quy trình xử lý, chúng tôi sử dụng kết hợp hầu hết các phần mềm chuyên dụng tiêu biểu . Ngoài ra chúng tôi cũng đầu tư phòng thu chuyên dụng, với các trang thiết bị hỗ trợ chuyên dụng về phim, đồ họa và truyền thông.

         Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ đáp ứng các nhu cầu phức tạp và đa dạng của khách hàng với chất lượng tốt nhất.

         Chúng tôi xin cam kết mang lại dịch vụ dịch phim tốt nhất theo yêu cầu của bạn.

Xem thêm: dịch thuật nhanh, uy tín, giá mềm

Những kinh nghiệm lập kế hoạch cho con đi du học


          Ngoài việc trau dồi ngoại ngữ, bố mẹ nên tạo điều kiện cho con học một môn năng khiến nào đó vì các trường ở nước ngoài đánh giá cao yếu tố này.



          Hầu như bố mẹ nào cũng mong muốn con được học tập trong nền giáo dục hiện đại. Vì vậy, quyết định cho con đi du học là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bố mẹ hiện nay.

           Chúng tôi chi sẻ một số kinh nghiệm sau:

1. Xây dựng ước mơ du học cho con

            Ngay từ khi còn bé, nhiều con do mê các bộ phim hoạt hình, truyện tranh của Mỹ, Anh, Nhật Bản hay Trung Quốc nên có ước mơ được đến các nước này khi lớn lên. Bố mẹ không xem đó là chuyện viển vông mà hãy tôn trọng và tìm cách xây dựng ước mơ du học cho con từ những mơ ước trẻ thơ này. Có nhiều cách để giúp con tiếp cận với đất nước mà con mong muốn đặt chân tới như cho con đọc sách, xem phim, tìm hiểu về con người và văn hóa, kể cho con nghe những tấm gương thành đạt của các anh chị đã du học tại đó...

2. Định hướng ngành học, trường học 

          Việc định hướng ngành học, trường học đòi hỏi các bố mẹ phải đầu tư ít nhất một năm để tìm hiểu thông tin và tham khảo những bố mẹ đã có con đi du học. Bố mẹ cần trao đổi nghiêm túc với con về ngành học lựa chọn dựa vào sở thích và năng lực của con, cùng con tham gia các cuộc hội thảo về nước mà con sẽ du học.

3. Chuẩn bị hồ sơ

         Bố mẹ nên chủ động tìm hiểu các đầu mục cần phải làm trong hồ sơ xin học cho con từ sớm (thông qua các công ty tư vấn du học, qua họ hàng, bạn bè) để có thể thuê dịch thuật, công chứng, bổ sung các phần còn thiếu và hoàn thiện dần hồ sơ. Bắt đầu từ những mong muốn từ thuở bé, bố mẹ có thể giúp con thực hiện ước mơ đi du học của mình.

4. Chuẩn bị tài chính

        Bố mẹ có thể thông qua một công ty tư vấn du học, hoặc tham khảo họ hàng đang sinh sống tại nước du học để lên kế hoạch tài chính chi tiết cho con. Theo chị Thu Mai, do công việc kinh doanh của gia đình thường xuyên có biến động nên vợ chồng chị còn lên kế hoạch tài chính trong cả 4 năm học đại học cho con để tránh những rủi ro làm gián đoạn việc học tập của con.

5. Chuẩn bị ngoại ngữ

        Bố mẹ nên có kế hoạch cho con học ngoại ngữ, tăng cường 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngay tại Việt Nam để tiết kiếm chi phí. Chị Thu Mai chia sẻ: "mặc dù con chị đã thi các chứng chỉ tiếng anh quốc tế tại Việt Nam và cháu nghe nói khá tốt nhưng khi sang Australia, giai đoạn đầu cháu vẫn không thể bắt kịp người bản địa".  Vì vậy, việc được chuẩn bị tốt ngoại ngữ sẽ giúp con tự tin và thuận lợi trong mọi hoạt động tại nước nơi con du học ngay từ khi bắt đầu sang học.

6. Chuẩn bị sức khỏe

      Các con cần được thăm khám sức khỏe định kỳ và có chế độ dinh dưỡng, tập thể dục khoa học và đều đặn trước khi đi du học. Bố mẹ cần cho con biết khi đi du học, các con phải đi bộ nhiều, khí hậu thời tiết khác với Việt Nam và học hành vất vả hơn... Các con có sức khỏe tốt thì mới đáp ứng được việc học tập và sinh hoạt tại đây.

7. Chuẩn bị môn năng khiếu

        Trước khi đi du học, nếu con đã được học và giỏi các môn thể thao, âm nhạc, mỹ thuật như bơi lội, đàn hát, vẽ… thường có lợi thế hơn bạn khác bởi vì các trường ở nước ngoài thường quan tâm đến năng khiếu, khả năng tham gia các phong trào cộng đồng của học sinh, sinh viên.  Ngoài ra, có được đam mê những môn này giúp các con có thể cải thiện đời sống tinh thần, tránh sa đà vào những hoạt động kém lành mạnh khi phải sống xa nhà.

8. Chuẩn bị khả năng tự lập, tự chăm sóc bản thân 

         Việc rèn cho con lối sống tự lập, học tập theo thời khóa biểu là một việc cần thiết mà bố mẹ cần thực hiện nếu muốn con sớm hòa nhập với đời sống khi du học. Các kỹ năng đơn giản như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh phòng riêng, nơi công cộng, tự xử lý các bệnh thông thường... cần được trau dồi sớm. Ngoài ra, các con cũng nên được học những kỹ năng khác như thoát hiểm khỏi đám cháy, nổ hay kỹ năng bơi lội khi bị rơi xuống nước…

9. Khảo sát trước nơi du học, nơi ăn chốn ở

        Nếu có điều kiện, bố mẹ nên trực tiếp đến nơi con sẽ chuẩn bị học tập và thuê trọ để khảo sát, tìm hiểu và có những thay đổi cần thiết (nếu có), để con có cơ hội làm quen với phố xá, thời tiết, ăn uống và môi trường sống tại đây, tránh cho con cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ khi phải sống xa nhà.

Nguồn: ngoisao.net
Xem thêm: dịch thuật nhanh

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Những thông tin cần biết về Visa du học Hàn Quốc



         Sau khi quyết định du học Hàn Quốc, học sinh nghiên cứu ngôn ngữ học hoặc học sinh thuộc hệ chính quy của cơ quan giáo dục Hàn Quốc nếu đã nhận được giấy nhập học thì trước khi nhập cảnh vào Hàn Quốc phải chuẩn bị giấy tờ cần thiết, sau đó xin visa du học.




         Thông tin visa du học Hàn Quốc

          Nghiên cứu ngôn ngữ, nhập học hệ chính quy, nhập học vào chương trình ngắn hạn như nghiên cứu văn hoá Hàn Quốc hoặc kỳ hạn lưu trú khác nhau thì chắc chắn phải tuân theo các quy tắc và luật lệ liên quan.

        Vì có nhiều vấn đề phải chuẩn bị trước khi đến du học Hàn Quốc nên cần thông qua mạng Internet hoặc thông qua Đại sứ quán Hàn Quốc để nhận hướng dẫn cần thiết. Trước khi đến du học cần phải kiểm tra tài liệu và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng về thức ăn, khí hậu, trang phục, tập quán sinh hoạt, hình thái cư trú, văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ v.v…. Để lưu trú thời gian dài ở nước ngoài thì rất cần Visa và trước khi vào Hàn Quốc phải có hộ chiếu, xin visa. . .

          Hướng dẫn chung về vấn đề cấp visa như sau:

1. Giải quyết về Visa

        “Dù ở đất nước nào thì việc chấp nhận cho phép nhập cảnh đối với người nước ngoài” hoặc “hành vi tiến cử của lãnh sự về việc xin nhập cảnh của người nước ngoài” đang có ý nghĩa. Hiện nay ở Hàn Quốc chỉ còn “hành vi tiến cử nhập cảnh đối với người nước ngoài của lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Hàn Quốc ở nước ngoài” đang có ý nghĩa.

      1.1. Các loại Visa

        1.1.1. Visa 1 lần
]
           - Có thể nhập cảnh 1 lần trong kỳ hạn có giá trị.

           - Có giá trị trong 3 tháng kể từ ngày cấp (áp dụng cho trường hợp theo giấy tờ thì kỳ hạn xin visa tương ứng theo giấy tờ đó).

     1.1.2. Visa nhiều lần

           Có thể nhập cảnh trên 2 lần trong kỳ hạn có giá trị

       Kể từ ngày cấp:

          - Visa theo giấy tờ thoả thuận hoặc visa ngoại giao thì tư cách lưu trú có giá trị trong 3 năm

          - Visa theo giấy tờ thoả thuận cấp visa nhiều lần có giá trị trong kỳ hạn tương ứng với giấy tờ đã thoả thuận

          - Lựa chọn chủ nghĩa tương hỗ hoặc lợi ích quốc gia sau đó cấp visa thì có giá trị trong kỳ hạn theo bộ tư pháp quy định.

=> dịch thuật nhanh

   1.2. Giấy đồng ý cấp Visa

          Giấy đồng ý cấp Visa: để giảm bớt thủ tục cấp visa và rút ngắn kỳ hạn cấp, trước tiên ở nơi cấp visa của Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hàn Quốc ở nước ngoài phải tiếp nhận giấy tờ của người được mời, tiếp theo trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh hoặc trưởng phòng của cơ quan có thẩm quyền nơi cư trú sau khi điều tra sơ bộ về đối tượng được cấp visa sẽ phát cho giấy đồng ý cấp visa, và Đại sứ hoặc Lãnh sứ Hàn Quốc ở nước ngoài sẽ cấp visa theo giấy đồng ý đó (trừ trường hợp chỉ định rõ chắc chắn nhận giấy đồng ý cấp visa sau đó đề nghị cấp visa).

         Trước khi đến du học cần phải kiểm tra tài liệu và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng về thức ăn, khí hậu, trang phục, tập quán sinh hoạt, hình thái cư trú, văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ v.v…. Để lưu trú thời gian dài ở nước ngoài thì rất cần Visa và trước khi vào Hàn Quốc phải có hộ chiếu, Visa. . . Hướng dẫn chung về vấn đề cấp visa như sau:

2. Trường hợp tổng quát

     Đối tượng cấp visa

       - Người nghiên cứu tiếng Hàn Quốc ở viện ngữ học thuộc đại học.

       - Người nhận giáo dục ở cơ quan giáo dục không kể cơ quan giáo dục tương đương với tư cách du học hoặc cơ quan nghiên cứu học thuật.

       - Người nghiên cứu về kỹ năng, kỹ thuật như đoàn thể, viện nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của chung hoặc công lập và tư lập.

       - Người với tư cách nghiên cứu công nghiệp hoặc nhận lương từ cơ quan nghiên cứu.

Tags; dịch thuật nhanh,uy tín..