Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Một số điều cần biết về dịch thuật


       Cầm trên tay các tác phẩm văn học kinh điển, những cuốn sách dạy về Marketing tuyệt vời, mẩu truyện cười nghiêng ngả, các tập tài liệu chuyên ngành đầy giá trị ứng dụng... các bạn thầm cảm ơn những người đã viết nên quyển sách, tập tài liệu này mà quên đi những người đã dầy công nghiên cứu các thuật ngữ, dò tìm từng câu chữ để đưa nó tiếp cận với đông đảo công chúng. Đó là các biên dịch viên, người đang thầm lặng hằng ngày chuyển ngữ giúp chúng ta thưởng thức chúng.

(Ảnh minh họa)



     Biên phiên dịch là một nghề thầm lặng, ít ai biết tới tác giả của những bản biên dịch đó là ai, họ chỉ quan tâm tới cái họ đọc được có hay và bổ ích, xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra hay không. 

    Không chỉ là môt nghề Word by Word mà đòi các Translator phải có kinh nghiệm phong phú, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình tham gia biên -phiên dịch.

     Dịch thuật là một con đường ít người muốn trải qua, ngoài việc mất nhiều công sức, nhưng thu nhập chưa tương xứng, có nhiều lý do khác khiến các dịch giả phải bỏ nghề.

Yếu tố tổng hòa dịch thuật  

    Để đảm bảo được thành công các cần dịch giả cần tổng hòa được ba thành tố: chủ thể tính (subjectivity), giải thích (interpretation) và thực thể ngôn ngữ (language) khách quan. Mức độ ‘mật thiết’ giữa chủ thể tính và ngôn ngữ thể hiện ở hai chiều : khả năng tự biết mình trong tương quan với ngữ nguồn -ngữ đích và mức độ tự tin đối với các thể loại văn bản dịch. Mối quan hệ giữa chủ thể và thực thể ngôn ngữ đòi hỏi người phiên dịch khả năng hiểu thấu đáo ngữ nguồn và ngữ đích và những đặc tính văn hóa (của hai ngôn ngữ), thuật ngữ chuyên ngành trước khi có quyết định về cách thể hiện phù hợp ở ngữ đích. Các thành tố chủ thể, giải thích, và ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa là những vấn đề mà tác giả đề nghị các giảng viên, trung tâm đào tạo, công ty dịch thuật biên - phiên dịch nên có nhiều quan tâm trong đào tạo và định hướng. 

   Đối với lĩnh vực văn hóa, các dịch giả cần am hiểu sâu sắc về các vấn đề ý thức hệ, biểu trưng, mỗi liên hệ giữa các nền văn hóa, đặc trung -đặc thù riêng biệt để lựa chọn ngôn từ cho phù hợp trong quá trình dịch.

   Mức độ tiêu tốn thời gian cho từng lĩnh vực dịch cũng khác nhau: Vị dụ khi dịch một đoạn phim, kịch bản phim người biên dịch chỉ phải bỏ ra vài chục phút hoặc vài giờ để dịch nhưng khi dịch các tài liệu chuyện ngành lại phải dịch vài ngày tới vài tuần để hiểu thấu đáo và dịch trôi chảy, dịch thuật nhanh mà số tiền nhận được là như nhau. Do vậy để giữ được sự đam mê và nhiệt huyết là điều hết sức khó khăn trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.

   Vấn đề giảng dạy và đào tạo ngoại ngữ ở các trường đại học, trung tâm ngoại ngữ chỉ là dạy ngoại ngữ chứ không có định hướng riêng cho học sinh sinh viên là học ngoại ngữ để theo nghề biên -phiên dịch như thế nào, theo chuyên ngành nào nên khi tiếp cận sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong cách dùng ngôn ngữ.

    Hiện tại thì ở Việt Nam chưa có một chuẩn mực nào cụ thể để đánh giá năng lực, cấp độ của từng biên -phiên dịch viên, tất cả chỉ là sự đánh chủ quan của mỗi cá nhân khi tiếp nhận những bản dịch. Do vậy tính thống nhất và phát triển nghề còn rất khó khăn. Có một số chuẩn mà hiện nay đang được áp dụng tại Việt Nam: Đánh giá theo chuẩn (norm-referenced assessment) và đánh giá theo tiêu chí (criterion-referencd assessment) được đề cập nhiều hơn trong các cơ sở đào tạo dịch thuật. Hình thức đánh giá theo hướng chuẩn hóa như CDI (Calibration of Dichotomous items) và đánh giá theo thang của Carroll được áp dụng trong đánh giá phiên dịch.

 Bí quyết thành công

   Tại Hội thảo dịch thuật ĐH Hoa Sen -Thạc sĩ Đào Phong Lâm chia sẻ 5 bí quyết giúp mình thành công và vững tin trên con đường làm một dịch giả chân chính:  

The ABCDE or Đ’s Star+ Secret

    ACURATE – BEAUTIFUL – COMPLETE – DIGNIFIED – EXCEPTIONAL

ĐÚNG – ĐẸP  - ĐẦY ĐỦ - ĐĨNH ĐẠC – ĐỘC ĐÁO

   - Niềm đam mê, kiên trì, khát vọng khẳng định mình của từng dịch giả.

   - Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức lĩnh vực mà mình theo đuổi dịch thuật.

   Dịch thuật là một nghề vô cùng thú vị và đầy ý nghĩa, kết nối văn hóa từ nhiều dân tộc tới với nhau, phá tan đi khoảng cách về ngôn ngữ. Một nghề hết sức chông gai nhưng cũng hết sức hấp dẫn trong niềm đam mê của những người muốn thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ.


Nguồn: sưu tầm internet


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét