Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Những kỹ năng cần có đối với người làm nghề dịch thuật


     Đối với dịch thuật những yếu tố then chốt tạo nên thành công của người dịch ngoài trình độ ngôn ngữ, vốn sống phong phú, kiến thức chuyên ngành sâu là những kĩ năng chủ yếu cần có ở mỗi người thì cần khá nhiều những yếu tố khác nữa. Dưới đây là những kỹ năng và kinh nghiệm dịch thuật chính mà một người đi theo lĩnh vực dịch thuật cần có.



Những kỹ năng chính người dịch thuật cần có

      Dịch thuật là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng đối với người học ngoại ngữ nói chung, bản thân nó đã là kỹ năng rất khó để làm chủ được, bởi nó đòi hỏi một sự chính xác gần như tuyệt đối về ý nghĩa trong việc truyền đạt từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Chính vì thế, bản thân người làm dịch thuật cũng phải có một sự am hiểu sâu sắc (khả năng hiểu và truyền đạt) về cả hai (hoặc nhiều) thứ ngôn ngữ mà mình phải dịch.
  
     Công việc dịch thuật đòi hỏi ở người dịch nhiều kĩ năng linh hoạt ở cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ mục tiêu. Trước hết phải kể tới là tính cẩn thận, cầu thị. Tại sao lại như thế ? cẩn thận cần thiết không chỉ với dịch thuật mà đều cần cho bất cứ chuyên ngành, lĩnh vực nào. Cẩn thận giúp cho bạn tránh được những sai sót trong dịch thuật. Có thể là cẩn thận thuộc về đức tính, phẩm chất nhiều hơn nhưng tôi vẫn đưa vào mục kỹ năng bởi lẽ nó cần thiết, rất cần thiết. ( Đây là gợi ý của một dịch giả khá lão làng trong nghề dịch thuật tại Việt Nam )


      Người dịch cần có thái độ cầu thị, làm việc nghiêm túc, không ngừng học hỏi để trau dồi, nâng cao trình độ của mình Dịch ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, là cuộc chiến với câu chữ và tính bản địa hóa, nói cách khác dịch thuật được hiểu là là hoạt động chuyển đổi cách diễn đạt giữa hai ngôn ngữ “thứ nhất” và ngôn ngữ “thứ hai” ( Ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ đích). Vì vậy chúng ta cần lưu ý tầm quan trọng của cả hai ngôn ngữ. Nếu trình độ ngôn ngữ nguồn của phiên dịch viên, biên dịch viên không tốt có thể dẫn tới việc hiểu “nguyên bản” không được trọn vẹn và khả năng diễn đạt sang ngôn ngữ mục tiêc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ ở ngôn ngữ mục tiêu kém, sẽ dẫn tới việc làm giảm chất lượng dịch thuật.

      Giúp bạn định hình được những kỹ năng dịch thuật cần có của mình, chúng tôi cũng xin nhấn mạnh vào các yếu tố tạo nên một bản dịch thuật tài liệu thành công cho bạn nắm được :

     1. Cấu trúc ngữ pháp và từ vựng đóng góp 50% để có thể dịch thuật tốt

     2.Sự khác biệt về văn phong giữa hai ngôn ngữ (sự khác nhau trong cách sử dụng từ ngữ, ngôn từ, giọng điệu…..), sự khác biệt giữa hai nền văn hóa (văn hóa Mỹ, Anh khác với văn hóa Việt Nam).

     3.Kinh nghiệm sống, kiến thức cơ bản, kiến thức về những lĩnh vực chuyên sâu đóng góp 20% còn lại.


                                  

Lên ý tưởng thiết lập những kế hoạch dịch thuật cụ thể

     Hiểu biết về lĩnh vực dịch thuật mình tham dự, yêu cầu này tuy rộng và khó có một định mức cố định song để đảm bảo bản dịch hoàn hảo thì kiến thức của bạn đối với chuyên ngành đó là quyết định thêm 20% như trên đã nêu. Hiểu biết rành mạch về tất cả các lĩnh vực thì khó vì vậy chúng tôi  không khuyến khích bạn, mà bạn nên lực chọn lĩnh vực mình thực sự thích và đam mê, đó sẽ là lĩnh vực – chuyên ngành dịch thuật bạn làm thành công nhất. Chuẩn bị các từ vựng chuyên nghành, dự bị các tình huống có thể xảy ra,luôn luôn củng cố các kiến thức liên quan đến tài liệu, công việc mà mình đã, đang và sẽ đảm nhận trong công việc dịch thuật là một điều nên làm và cần thiết đối với người làm dịch thuật , biên dịch tài liệu …

( Sưu tầm Internet )

Phiên dịch và xu hướng làm việc trong tương lai


      Đầu tư nước ngoài là một món lợi lớn của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với những đóng góp thầm lặng nhưng mạnh mẽ, nghề phiên dịch luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng.

      Nếu có khái niệm về những những ngành nghề thời thượng và những ngành nghề truyền thống, thì phiên dịch là nghề “đứng giữa”. Vừa mang nét truyền thống (đã có mặt từ rất sớm trên thế giới), vừa mang nét hiện đại (phát triển mạnh thời hội nhập), phiên dịch đã có những đóng góp thầm lặng cho nền kinh tế đang thay da đổi thịt từng ngày.


1. Việc làm phiên dịch

    Phiên dịch hiểu một cách đơn giản là việc chuyển một chữ, một câu, một văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi nghĩa của chúng. Phiên dịch viên là người chuyên làm công việc chuyển các văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, giúp những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ có thể hiểu nhau.

    Phiên dịch viên phải tinh thông hai thứ tiếng, một là tiếng bản xứ hay ngôn ngữ chủ động, ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ bị động khác. Ngôn ngữ chủ động họ phải giỏi nhất để thông dịch hay phiên dịch ra thứ tiếng này. Còn ngôn ngữ bị động họ phải có kiến thức nhiều về nó.


    Phiên dịch viên dịch một ngôn ngữ nói thành một ngôn ngữ nói khác, hay gặp trường hợp là ngôn ngữ cử chỉ họ phải dịch từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ cử chỉ. Điều này đòi hỏi phiên dịch viên phải đặc biệt chú ý, hiểu hết những gì được chuyển tải trong hai ngôn ngữ và diễn đạt hết những ý tưởng và những suy nghĩ. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu, tài khéo léo, đặc biệt là một trí nhớ phi thường thì rất quan trọng. Phần đầu trong công việc của một phiên dịch viên đã bắt đầu trước khi đến chỗ làm. Người phiên dịch viên phải chuẩn bị trước chủ đề mà người nói sẽ thể hiện và cũng phải chuẩn bị những từ vựng hay những cụm từ cơ bản liên quan đến chủ đề đó. 

2. Vai trò của nghề phiên dịch trong nền kinh tế mở

     Trong nền kinh tế mở cửa, xu hướng hội nhập trở thành một xu thế tất yếu, thì việc làm phiên dịch trong hệ thống ngành nghề trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

     Với vai trò cầu nối ngôn ngữ, phiên dịch viên có mặt ở hầu hết các hội nghị cấp cao, các dự án đầu tư nước ngoài, các chương trình liên kết đa quốc gia, hay những sự kiện quốc tế quan trọng khác. Khi làm việc trong môi trường này, phiên dịch viên không chỉ có vai trò giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau, mà còn thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa hai bên, vốn luôn là mục tiêu của Việt Nam trong xu hướng chung “muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”

    Đầu tư nước ngoài là một món lợi lớn của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với những đóng góp thầm lặng nhưng mạnh mẽ, nghề phiên dịch luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng.

   Các thông dịch viên phiên dịch trong các hội nghị mà người tham dự thường đến từ các nứơc không dử dụng tiếng anh. Công việc này bao gồm cả ở trong thương mại quốc tế và ngoại giao mặc dù người phiên dịch cho các hội nghị cũng có thể đi phiên dịch cho các tổ chức làm việc với nhiều người nước ngoài. Các nhà tuyển dụng ưu tiên cho những thông dịch viên ở trình độ cao có thể phiên dịch qua lại ít nhất hai ngoại ngữ ví dụ phiên dịch từ tiêng Anh sang tiếng Pháp, và phiên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Tây Ban Nha. Đối với một số vị trí như làm việc ở Liên Hiệp Quốc thì yêu cầu này quan trọng.


3. Nghề phiên dịch trong tương lai

      Một giáo sư về dịch thuật tại Trường Đại học Sorbone từng nói : « Không có phiên dịch giỏi, chỉ có phiên dịch giỏi ở từng cuộc dịch cụ thể mà thôi ». Một phiên dịch hôm nay được ngợi khen nhưng ngày mai có thể sẽ bị chê trách, không chỉ vì hoàn cảnh và nội dung của các cuộc dịch là khác nhau mà còn vì « phong độ » của phiên dịch không phải là yếu tố bất biến.

     Tuy nhiên, những cơ hội phát triển của nghề phiên dịch luôn mở rộng trước mắt một phiên dịch viên giỏi. Dù ở thời điểm nào, xu hướng tất yếu của thế giới này là xu hướng hội nhập. Thêm vào đó, công nghệ thông tin phát triển sẽ là cầu nối công nghệ khổng lồ giúp thu hẹp và xóa nhòa mọi khoảng cách. Vì vậy, tìm việc làm phiên dịch bằng chính năng lực và sở thích, cơ hội phát triển của người phiên dịch viên gần như là vô tận.

    Ngoài ra, trong hệ thống ngành nghề hiện tại, tuy phiên dịch không có mặt trên bản đồ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhưng trên hệ thống việc làm, phiên dịch là một nghề có giá, hút lao động và nhu cầu tuyển dụng cũng rất cao. Tương lai của một phiên dịch viên với mức thu nhập tương đối ổn định sẽ giúp bạn yên tâm khi tìm việc làm trong lĩnh vực này

( Sưu tầm )
Tags: dịch thuật nhanh, chất lượng

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Lịch sử nền dịch thuật Châu Âu


      Có thể kết luận rằng, nhìn về tổng thể, dịch thuật ở châu Âu phát triển rất mạnh. Đặc biệt là sau sự mở rộng của tầng lớp độc giả bao gồm các nhóm xã hội mới như phụ nữ và thợ thủ công, và cũng từ đó là việc giảm từ từ sự phụ thuộc vào tiếng La Tinh như một ngôn ngữ chính. 


     Vào đầu thời kỳ hiện đại của các nước châu Âu, sau khi ngành in ấn được phát minh thì việc xuất bản sách và dịch thuật đã bắt đầu nở rộ. Dịch thuật chia làm hai trường phái, diễn dịch và chuyển ngữ. Trường phái diễn dịch đem văn bản nguồn diễn giải ra một cách đơn giản nhất sao cho số đông dân chúng có thể hiểu được mà không cần thuộc tầng lớp trí thức. Trường phái thứ hai la chuyển ngữ. Dịch văn bản gốc thành nhiều thứ tiếng khác nhau để thuận tiện cho việc truyền tải kiến thức và giao lưu văn hóa, thường là những tác phẩm về tôn giáo hoặc khoa học.


      Biên bản dịch thuật đồ sộ nhất là Kinh Thánh. Giữa thời kỳ in ấn được phát minh vào cuối thế kỷ thứ XVIII, Kinh Thánh đã được dịch ra năm mươi mốt ngôn ngữ khác nhau. Sau Kinh Thánh, cuốn sách “Imitatio Christi” đã vượt lên với số lượng ngôn ngữ dịch ra là 52 ngôn ngữ và cùng thời kỳ đó dịch ra thêm 12 ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Breton, Catalan, Cộng Hòa Séc, tiếng Hungary, Ba Lan, và Thụy Điển. Đến các tác phẩm cổ điển. Khoảng 1000 bản dịch các tác phẩm cổ điển từ tiếng Hy Lạp và La tinh được xuất bản chỉ trong năm 1600.

     Một cách khác để phân biệt các dịch giả là ở tính chất chuyên nghiệp và không chuyên của họ. Những người này hoạt động công tác dịch thuật hoặc là vì yêu nghề hoặc là vì kinh tế (không kể trường hợp vì cả hai mục đích trên). Trong thời kỳ đó có hàng ngàn các nhà hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật. Phần lớn đều là các dịch giả không chuyên, tham gia vào hoạt động dịch thuật chỉ một hai lần trong đời. Một vài dịch giả xuất thân từ tầng lớp quý tộc hoặc là các nhà cầm quyền, như vua James VI và I của Anh, và vua Philip IV của Tây Ban Nha. Các giáo sỹ dịch các sách của giáo sỹ, các nhà vật lý học dịch các sách về thuốc, luật sư dịch sách về luật pháp, họa sỹ và những người am hiểu về nghệ thuật thì dịch các sách về nghệ thuật và kiến trúc.


     Các dịch giả thường tự xem mình như những nhà đồng sáng tác. Vào thời kỳ này, biểu hiện thường thấy là tóm tắt lại văn bản gốc hoặc là mở rộng, để “phát triển” văn bản gốc, và thường thực hiện một số thay đổi văn bản gốc mà không báo trước.

    Có thể kết luận rằng, nhìn về tổng thể, dịch thuật ở châu Âu phát triển rất mạnh. Đặc biệt là sau sự mở rộng của tầng lớp độc giả bao gồm các nhóm xã hội mới như phụ nữ và thợ thủ công, và cũng từ đó là việc giảm từ từ sự phụ thuộc vào tiếng La Tinh như một ngôn ngữ chính. 

Nguồn: ST internet

Vai trò của dịch thuật đối với từng ngành nghề

      Dịch thuật đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và đối với mọi ngành nghề trong cuộc sống. Vậy tầm quan trọng của nó đến mức nào, hãy cùng tìm hiểu:

     Ngành dịch thuật nói chung và dịch vụ dich thuat cong chung nói riêng đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội hiện nay ở nước ta. Hầu hết các lĩnh vực như xây dựng, y tế, tài chính, du lịch…đều sử dụng những tài liệu chuyên ngành, cả tiếng Việt cũng như ngoại ngữ. Với xu hướng hội nhập và nâng tầm quốc tế để phục vụ cho việc kinh doanh và trao đổi văn hóa thì dịch vụ dịch thuật chính là lựa chọn thiết yếu.



     Với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam, không tránh khỏi việc gặp phải khó khăn về ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn bè quốc tế. Những hợp đồng kinh doanh nếu không được cả hai bên hiểu hết thấu đáo dễ gây ra những hiểu lầm và thiệt hại đáng tiếc cho việc kinh doanh, hợp tác. Điều đó đòi hỏi họ phải tìm tới một thứ chung có thể kết nối họ với nhau ,một dịch vụ mang lại lợi ích cho tất cả các bên ( từ doanh nghiệp trong nước cho tới các đối tác nước ngoài ) đó chính là dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp.

    Với các doanh nghiệp lớn, những tổ chức uy tín mang tầm vóc quốc tế thì sự chính xác trong ngôn ngữ hợp đồng hay giao thương là yếu tố tối quan trọng cho sự thành công. Hầu hết đa số những doanh nghiệp, tổ chức này đều có sự hợp tác với một dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp để hỗ trợ những lúc cần thiết. Vừa có tính đồng nhất lại vừa nâng tầm thương hiệu của mình trong mắt các đối tác.


    Được sử dụng dịch vụ dịch thuật nhiều nhất trước tiên trong ngành giáo dục. Những tác phẩm văn chương, triết học, những tài liệu hỗ trợ cho việc trồng người, đa số xuất phát từ những ngôn ngữ khác nhau ngoài tiếng Việt. Những tác phẩm kinh điển của nhân loại, những nền văn minh lâu đời cùng với đó là nguồn kiến thức vô tận. Tất cả đều cần được dịch sang tiếng Việt một cách chính xác và thoát nghĩa. Để làm được điều này thì cần một đội ngũ chuyên nghiệp về dịch thuật. Vì mỗi tác phẩm đều mang trong mình những ngữ cảnh và văn hóa khác nhau, đòi hỏi phải có những con người có trình độ chuyên môn cao và am hiểu một cách tường tận ngôn ngữ đó.

     Với các ngành nghề khác cũng vậy, từ lĩnh vực kinh doanh cho tới những nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực giải trí, văn hóa nghệ thuật. Những khó khăn trở ngại về ngôn ngữ là rào cản cho sự giao lưu, gắn kết các mối quan hệ giữa các quốc gia khác trên thế giới với Việt Nam va ngược lại. Trọng trách “ ngoại giao “ được kỳ vọng đặt lên cho ngành dịch vụ dịch thuật với mong muốn mang đến sự gần gũi, lợi ích giữa các quốc gia.

    Người Việt cần sinh sống, hoạc tập và lao động ở nước ngoài hoặc người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam đều cần dịch vụ dịch thuật công chứng. Hay những băng cấp chứng chỉ nước ngoài của ta muốn nộp vào các cơ quan nhà nước cũng cần phải công chứng dịch thuật để mọi người hiểu. Nói như vậy để ta có thể thấy tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của dịch vụ dịch thuật đối với đời sống xã hội cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong thời buổi hội nhập hiện nay.

Nguồn: ST internet


Tìm hiểu vài nét về dịch thuật

      Làm việc với dich thuat, người dịch bao giờ cũng là tác giả, vừa là người nói vừa không phải là người nói, mọi diễn đạt vừa là của anh ta, vừa không phải của anh ta.

      Mặc dù giữ hai vai trò độc lập, người dịch cũng không được độc lập mà bị ràng buộc vào tính độc lập của văn bản gốc để đảm bảo tính tương đương.


     Là một trong những dạng sinh hoạt ngôn ngữ phức tạp, trước khi chính thức trở thành một bộ môn khoa học, dịch thuật được hiểu là quá trình hoán chuyển chữ viết một văn bản từ ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ khác.


    Vào khoảng đàu thập niên 60, để định nghĩa cũng như cắt nghĩa quá trình dịch, giới ngôn ngữ học đã tiến hành những cuộc nghiên cứu về dịch thuật tự động. Một lý thuyết khoa học dịch thuật đã hình thành ừ đó với tiền đề: mỗi từ của một ngôn ngữ có thể được diễn tả bằng một từ, một ngữ đoạn của một ngôn ngữ khác tương ứng một trăm phần trăm.

    Suy nghĩ nặng tính cách ngôn ngữ học rằng dịch thuật chỉ đơn thuần là sự chuyển tải nội dung từ một ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ dịch, cũng như việc coi trọng hình thức ngôn ngữ hơn nội dung chính là nguyên do khiến cho có nhiều văn bản không được lưu tâm đúng mực, cụ thể là những văn bản văn chương.

     Nhận thức được giới hạn ấy, độc lập với dịch thuật văn chương, trong nội bộ dịch thuật khoa học đã xuất hiện một xu hướng mới: dịch thuật không còn được hiểu đơn giản là sự chuyển tải nội dung mà còn cả văn hóa. Sự đảm bảo tính giao lưu đã trở thành một điều kiện tất yếu. Kết quả dịch thuật phải chứng minh được giá trị tương đương về tính giao lưu của văn bản gốc với văn bản dịch.

     Xu hướng này có thể tìm thấy trong lý thuyết Skopos (Skopostheorie) được giới thiệu vào những năm 80 với phương châm “chủ điểm của mọi dịch thuật là mục đích của chúng”.


     Bên cạnh giới Skopos, giới khoa học văn chương cũng có lý thuyết dịch thuật riêng. Trong khi giới Skopos tìm cách xây dựng một bài bản chung cho mọi loại văn bản, thì giới khoa học văn chương đã chú tâm vào việc phân tích phong cách của bản gốc và bản dịch. Đối với họ, kết quả dịch thuật là một sản phẩm của quá trình cảm nhận chủ quan.

     Thay vì dựa vào những quy tắc dịch có tính kỹ thuật chung hoặc những chuẩn tắc được định sẵn nhằm đánh giá khách quan kết quả dịch thuật, thì tiền đề của nó là gắng làm sáng tỏ mọi điều kiện có liên quan đến mối quan hệ giữa bản gốc và bản dịch, cũng như giữa những người dịch và người nhận. Đối với họ, dịch là quá trình kiến tạo chủ quan; nó không có quy tắc chuẩn và cũng không muốn bị lệ thuộc vào những mô hình khoa học mà dịch thuật hiểu được như một sự mã hóa.

Nguồn: ST internet

Đạo đức nghề nghiệp trong phiên dịch


      Trong quá trình phiên dịch, chúng tôi thấy việc nghe, hiểu, nhớ và chuyển dịch các con số từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại không phải là việc dễ dàng. Đặc biệt, có những con số mà cách thức diễn đạt của hai ngôn ngữ rất khác biệt, chẳng hạn: năm 1900 tiếng Việt nói là một ngàn chín trăm trong khi tiếng Anh lại hay nói là nineteen hundred – mười chín trăm; hoặc fifteen hundred students attended the meeting – mười lăm trăm sinh viên tham dự cuộc mít tinh trong khi tiếng Việt phải nói một ngàn rưởi/một ngàn năm trăm sinh viên tham dự cuộc mít tinh. Ngược lại, tiếng Việt thường có cách nói Hơn hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc Việt Nam trong khi tiếng Anh phải dùng đến từ hàng trăm – Hơn hai trăm ngàn quân Tưởng kéo vào miền Bắc Việt Nam – Over two hundred thousand Chiang Kai-sek troops drew into the North of Vietnam. Sự vênh nhau về số đếm giữa tiếng Việt và tiếng Anh: một bên là một nghìn năm trăm, một bên là mười lăm trăm;một bên là hai mươi vạn, một bên là hai trăm ngàn không ít lần làm chúng tôi hết sức lúng túng.Vừa nghe, lại vừa phải ghi thật nhanh không chỉ các con số mà còn cả từ ngữ, luận điểm – điều đó đòi hỏi ngườiphiên dịch phải có kĩ năng tốc kí (stenography). Như vậy, rất cần phải đưa kĩ năng tốc kí vào thành một môn học trong chương trình đào tạo phiên dịch. >>>dịch thuật nhanh


Đạo đức Nghề nghiệp

      Nghề nào cũng có những chuẩn đạo đức hay quy tắc ứng xử (professional ethics hoặc code of conduct) riêng của nó. Nghề phiên dịch cũng vậy. Hiện nay có khá nhiều bộ chuẩn đạo đức phiên dịch như bộ chuẩn của Cục Nhập cư và Tị nạn Canada (Immigration and Refugee Board of Canada), CALS (Community access and language service) của Anh, Hội đồng Dân tộc thiểu số Bắc Ai-len (Northern Ireland Council for Ethnic Minorities), Toà án tiểu bang Washington của Hoa Kì, v.v.


     Trong những tài liệu như trên, có rất nhiều yêu cầu, quy tắc bắt buộc người phiên dịch phải tuân thủ. Tập trung lại, những bộ chuẩn đạo đức/quy tắc ứng xử này chú trọng sự trung thành của người phiên dịch đối với ngôn bản và ý tưởng, thái độ của người nói, sự không thiên vị (impartiality) đối với các bên đối thoại và đặc biệt không được thêm thắt các bình luận, nhận xét hay thái độ của cá nhân người phiên dịch vào lời dịch. Phiên dịch là phiên dịch, chứ không phải một bên tham gia cuộc đối thoại, tranh luận đang diễn ra đó. Đôi khi chúng tôi cũng gặp trường hợp phiên dịch “quên” mất vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình và đứng ra tranh luận như một đại biểu tham dự cuộc họp, hoặc “uốn” lời của diễn giả theo ý mình mà không truyền đạt trung thành lời nói của diễn giả. Bản thân chúng tôi nhiều lúc phải “nén mình” lại để thực hiện đúng chức trách của phiên dịch, mặc dù có nhiều điều rất bức xúc hoặc muốn đóng góp. Một trường hợp khác: có lần chúng tôi được mời đi phiên dịch cho một dự án ở một tỉnh, mặc dù ở tỉnh đó đã có phiên dịch chuyên nghiệp tại chỗ. Lí do đơn giản chỉ là vì trong một số cuộc họp trước, hai bên Việt Nam và nước ngoài có những điều không hiểu nhau, bên nước ngoài có những lời lẽ có thể gọi là “mắng” bên Việt Nam, và phiên dịch ở đó đã không dịch đúng nguyên bản bởi người bị “mắng” là xếp của anh ta và đương nhiên không thể “dám mắng xếp” mà phải đứng về phía xếp. Rốt cuộc là hai bên không đi đến thống nhất.

       Sự trung thành và không thiên vị của người phiên dịch đặc biệt quan trọng trong những phiên toà. Một vài đồng nghiệp của chúng tôi đi phiên dịch cho toà án và cảnh sát ở Vương quốc Anh luôn luôn phải kí cam kết về những yêu cầu này và không được phép bênh vực cho bị can, bị cáo, mặc dù đó là những đồng bào của mình. Họ cũng có những biện pháp kiểm soát chất lượng của phiên dịch, và nếuphiên dịch vi phạm những quy tắc ứng xử nghề nghiệp thì sẽ bị xử lí thích đáng, hoặc đơn giản là mất việc – đồng nghĩa với việc mất “cần câu cơm”.

      Trong quá trình đào tạo sinh viên phiên dịch, chúng tôi thiết nghĩ phải giới thiệu những bộ quy tắc ứng xử/chuẩn đạo đức nghề nghiệp này và đòi hỏi sinh viên phải liên tục rèn luyện nếu họ muốn thực sự trở thành một người phiên dịch chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của nó.

      Trên đây là một vài đề xuất và lưu ý của chúng tôi đối với việc tuyển chọn và đào tạo sinh viên phiên dịch. Hi vọng những tiêu chí và lưu ý này sẽ được các thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn sinh viên say mê nghề phiên dịch quan tâm và áp dụng nếu thấy hợp lí và hữu ích.

Nguồn: ST internet

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

4 điều cần lưu ý khi dịch văn bản hành chính

     Trong quá trình hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp nước khác đến từ nước khác muốn tìm hiểu về các văn bản hành chính pháp luật của Việt Nam để có thể đầu tư mà không vi phạm pháp luật hay các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư ra nước ngoài cũng cần hiểu về pháp luật của nước mình sẽ đầu tư đến.


     Các Công ty này có nhiệm vụ sẽ dịch lại các văn bản hành chính pháp luật theo yêu cầu của khách hàng để khách hàng nắm rõ được luật tại đất nước sở tại giúp họ làm ăn và kinh doanh đúng quy địnhcủa pháp luật.


    Do là những văn bản mang tính đặc thù nên khi dịch thuật văn bản hành chính pháp luật cần lưu ý những điều sau:

1. Đảm bảo tính chính xác cho văn bản hành chính pháp luật
    Đây là phần cực kỳ quan trọng đối với một bản dịch văn bản hành chính pháp luật. Khi dịch loại văn bản này bạn cần đảm bảo văn bản phải chính xác không được sai lệch, nếu sai lệch người đọc sẽ hiểu sang một nghĩa hoàn toàn khác rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vi phạm pháp luật mà không hề biết.


Có 4 lỗi thường gặp khi dịch văn bản hành chính pháp luật như sau:

    – Dịch lược bỏ: Thông thường với những bản dịch văn bản bình thường, biên dịch hay dịch tỉnh lược bớt những câu văn rườm rà và không có nghĩa. Ví dụ như: Ở nước Anh khi gặp nhau vào thời điểm nào người ta sẽ chào nhau theo thời điểm đó như buổi chiều là “Good afternoon Ms Brown” thì khi sang tiếng Việt biên dịch hay dịch là “Chào cô Brown” chứ ở Việt Nam không có thói quen là “chào buổi chiều”.

    Xét theo khía cạnh là văn bản bình thường thì điều này không có gì quan trọng và có thể chấp nhận được. Nhưng với văn bản hành chính pháp luật thì đây là việc không thể chấp nhận. Thứ nhất, chưa chắc biên dịch bỏ từ là đúng. Thứ hai, biên dịch chưa chắc đã hiểu về hết ý nghĩa của văn bản hành chính pháp luật. Do đó, để đảm bảo tính chính xác của văn bản hành chính pháp luật, biên dịch không được phép dịch theo kiểu lược bỏ mà phải dịch toàn bộ văn bản được nhận.


    – Dịch bổ sung: Thường thì không có lý do gì để bổ sung vào bản dịch những ý tưởng không tồn tại trong bản gốc. Bổ sung chỉ có ý nghĩa khi người dịch muốn lập câu cho đúng ngữ pháp ngôn ngữ dịch hoặc muốn làm rõ ý tác giả, ẩn dụ bằng cách ghi chú, giải thích.

  – Vấn đề dịch lệch ý rất thường xảy ra trong dịch thuật. Người nhận văn bản dịch thuật rất khó để nhận ra lỗi này nếu không có văn bản gốc để đối chiếu so sánh. Nguyên nhân để xảy ra lỗi này thương do: Biên dịch thiếu thẩm năng ngôn ngữ hoặc không nắm vững tư tưởng, tính văn hóa, xã hội, tôn giáo, lịch sử…
 
  – Dịch tự do: Đây là lối dịch theo kiểu không bám sát vào văn bản mà là dịch theo ý hiểu của mình. Nếu mắc phải lỗi này trong dịch thuật văn bản hành chính pháp luật thì cực kỳ nguy hiểm cho người đọc vì rất có thể đã nhận phải bản dịch “tam sao thất bản”.



2. Văn bản phải đảm bảo tính logic

      Dù là văn bản bình thường hay văn bản hành chính pháp luật cũng phải đảm bảo yếu tố về tính logic để văn bản có tính thuyết phục và hợp lý. Nếu cảm thấy văn bản đang không có tính logic biên dịch cần xem lại bản gốc hoặc trao đổi lại với khách hàng.

3. Bản dịch phải dễ hiểu

     Đối với bản dịch văn bản hành chính pháp luật phải đảm bảo tính dễ hiểu để người đọc nắm được luật của nước sở tại ngay lập tức.

4. Bản dịch phải có chuyên môn


     Một bản dịch văn bản bình thường thì bạn có thể dùng từ ngữ bình thường để diễn đạt hay linh hoạt trong ngôn ngữ, nhưng với văn bản hành chính pháp luật cần phải chính xác và đảm bảo tính chuyên môn trong từng câu chữ.

   Ví dụ: Dịch thuật hợp đồng của Công ty A, các điều khoản cần được dịch chính xác, lĩnh vực kinh doanh của họ cần dịch theo những từ ngữ chuyên môn để đảm bảo văn bản không bị hiểu sai.
Trên đây là một số lưu ý khi dịch văn bản hành chính pháp luật. Nếu có thêm chia sẻ cho người đọc, bạn có thể để lại comment dưới bài viết để giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong ngàng dịch thuật hơn.

( Sưu tầm internet )

Bộ từ điển tra cứu hữu dụng cho ngành dịch thuật


     Ngày nay khi khoa học và công nghệ phát triển mạnh như vũ bão, ứng dụng IT trong mọi lĩnh vực, hoạt động trong đời sống ngày càng phổ biến và hiệu quả hơn bao giờ hết. Tuy nhiên việc khai thác có hiệu quả là tùy vào từng điều kiện và nhu cầu của mỗi người.

Chúng tôi xin giới thiệu Quý vị và đặc biệt những bạn yêu Nghề dịch về một số từ điển trực tuyến hữu ích. 

1- TỪ ĐIỂN ONLINE

http://tratu.baamboo.com
http://http://www.tudientiengviet.net
http://vdict.com
http://www.thefreedictionary.com/
http://www.oxfordadvancedlearnersdictionary.com/

2- TỪ ĐIỂN CHUYÊN NGHÀNH

Từ điển Thuốc / Online Medicine Dictionary
http://www.ykhoanet.com/thuoc

Từ điển thương mại / Commerical Dictionary:
http://www.vnnetsoft.com/tudientmdt.php

Từ điển Xây dựng / Online Construction Dictionary:
http://codict.org

    Xét về lý thuyết dịch, người dịch phải nắm rõ một nguyên tắc cơ bản nhất đó là việc hiểu rõ được mối quan hệ giữa dòng chảy ngôn ngữ - tức là mối quan hệ qua lại giữa hai ngôn ngữ liên quan và được gọi là “Ngôn ngữ nguồn (Source language) và Ngôn ngữ mục tiêu (Target language)”.

   Việc hiểu rõ được ngôn ngữ nguồn và ngôn mục tiêu là vô cùng quan trọng – trong đó hiểu về lĩnh vực mà mình muốn dịch và điều quan trọng là tư duy về văn hoá, phong tục, tập quán, địa lý v.v…

    Tuy nhiên tuỳ từng loại văn bản hay nội dung cụ thể mà áp dụng cho phù hợp. Việc hiểu biết về phong tục, tập quán, nền kinh tế …. của các nước trên thế giới nói chung và các nước liên quan đến Ngôn ngữ mình dịch là điều quan trọng và cần nên biết và tìm hiểu. Trong khuôn khổ trang web này, thế giới dịch thuật giới thiệu cho Quý vị về các nước trên thế giới.

   Trong phạm vi chuyên môn, dịch thuật nhanh giới thiệu cho Quý vị một số nước tiêu biểu mà chúng tôi có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong công tác tư vấn và dịch thuật như: Nước Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha .

( Sưu tầm Internet )

Xem thêm: dịch thuật nhanh, chất lượng 


Đôi nét sơ lược về Biên dịch

     Biên dịch viên quan tâm đến từ được viết ra. Họ diễn giải các bài viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. Các nhà biên dịch cần phải làm việc đó với đủ các thể loại từ các dạng bài đơn giản như giấy khai sinh và bằng lái xe cho đến các tài liệu phức tạp như các bài từ báo chuyên ngành, hợp đồng kinh tế và văn bản quy phạm pháp luật.


Lịch sử biên dịch

    Việc biên dịch luôn được thực hiện giữa các cá nhân với nhau. Dấu hiệu đầu tiên của biên dịch có thể tìm thấy là từ năm 3000 trước công nguyên, trong suốt thời kỳ vương quốc Cổ đại Ai Cập, ở vùng Cataract đầu tiên, Elephantine, nơi đây người ta tìm thấy các câu khắc trên bia mộ bằng 2 ngôn ngữ. Năm 300 trước công nguyên đã có một đại diện quan trọng ở Phương Tây đó là bản dịch Kinh thánh của Luther vào năm 1522 , đây là nền móng cho tiếng Đức hiện đại. Vào thế kỷ thứ 19, việc biên dịch chủ yếu được thực hiện như một phương tiện giao tiếp một chiều giữa các nhà văn xuất chúng, các triết gia ở mức độ thấp hơn và các nhà khoa học với các độc giả nước ngoài, đôi khi được sử dụng bằng ngôn ngữ của nước có ảnh hưởng lớn và ngành ngoại giao, trước đây là tiếng Latin và tiếng Pháp.


    Thế kỷ thứ 20 được gọi là “thời đại của dịch thuật” qua đây người ta có thể thêm vào cụm từ “ và diễn giải”. Các thoả ước quốc tế giữa các quốc gia, các tổ chức tư nhân giờ đây được dịch cho tất cả các bên quan tâm, bất kể là các bên ký kết có hiểu ngôn ngữ của nhau không. Việc lập nên một tổ chức quốc tế, một thể chế của một quốc gia độc lập, thông tin của một công ty đa quốc gia đã củng cố tầm quan trọng của dịch thuật. Công nghệ ngày một tăng nhanh (bằng sáng chế, đặc tính kỹ thuật, dẫn chứng bằng tài liệu), nỗ lực mang nó đến các quốc gia đang phát triển, việc xuất bản đồng thời các cùng một quyển sách bằng nhiều thứ tiếng, việc tăng giao tiếp trên thế giới đã làm tăng lên các yêu cầu một cách tương ứng. Chính sự sống sót của những tổ chức như Liên Hợp Quốc phụ thuộc chủ yếu vào phiên dịch và biên dịch có thể là những ví dụ điển hình về tầm quan trọng của dịch thuật.

Thế nào gọi là biên dịch?

    Biên dịch là diễn giải một bài viết sang một ngôn ngữ khác theo cách mà không làm thay đổi ý của tác giả.

    Biên dịch viên quan tâm đến từ được viết ra. Họ diễn giải các bài viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. Các nhà biên dịch cần phải làm việc đó với đủ các thể loại từ các dạng bài đơn giản như giấy khai sinh và bằng lái xe cho đến các tài liệu phức tạp như các bài từ báo chuyên ngành, hợp đồng kinh tế và văn bản quy phạm pháp luật.


Tại sao phải biên dịch?

    Thậm chí với hệ thống liên lạc hiện đại và tinh nhất, chúng ta cũng không thể biết được trên thế giới và chỉ tính riêng suốt giai đoạn phát triển của mình con người đã sử dụng bao nhiêu ngôn ngữ. Một vài nguồn cho biết có khoảng hai hay ba ngàn ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới, một vài nguồn khác lại nói rằng con số này có thể lên đến tám ngàn. Con người với những tập quán thật kỳ lạ: nói nhiều thứ ngôn ngữ đến vậy! Và điều đó đã mang lại cho chính mình những khó khăn và trở ngại.

    Từ khi giao tiếp trong cộng đồng một ngôn ngữ không còn đáp ứng đủ, chắc chắn đã có vô số những tình huống phát sinh mà các cá nhân giao tiếp này không thể hiểu được các từ và sự diễn đạt ý của các cá nhân khác. Điều này tạo ra rào cản đối với việc hiểu những gì truyền đạt khi con người muốn giao tiếp vượt ra ngoài khoảng cách về không gian và thời gian. Người ta đã làm một vài việc để khắc phục những hạn chế này. Một cách để đối mặt với với hạn chế này là việc mỗi cá nhân giao tiếp phải biết ngoại ngữ. Nhưng đây không phải là giải pháp cuối cùng bởi vì rõ ràng là không phải cá nhân nào cũng có thể biết được tất cả các ngôn ngữ mà thế giới sử dụng. Người biết được nhiều thứ tiềng nhất đến nay cũng chỉ biết được đến 25 thứ ngôn ngữ khác nhau, mà khi đó con người vẫn muốn đọc những gì người khác viết và nói. Biên dịch và phiên dịch có thể được coi là giải pháp được chấp nhận phổ biến nhất để khắc phục những rào cản đó. Và do đó chúng ta cần phải có những biên dịch và phiên dịch chuyên nghiệp.

( Sưu tầm)

Những điều cần lưu ý khi dịch hợp đồng


     Hiện nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã bắt tay hợp tác với nhau rất nhiều, nhưng đôi khi vấn đề ngôn ngữ gây trở ngại cho họ và họ đã tìm đến những Công ty dịch thuật uy tín) để dịch những bản hợp đồng giúp họ dễ dàng trong việc ký kết làm ăn.



1. Đặc điểm của văn bản hợp đồng

     Hợp đồng là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình.


    Dịch thuật hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.

Có một số loại hợp đồng chính sau đây:

   Hợp đồng mua bán hàng hoá
   Hợp đồng bảo hiểm
   Hợp đồng phân phối, đại lý và trung gian
   Hợp đồng sở hữu trí tuệ
   Hợp đồng liên doanh
   Hợp đồng hàng hải (Vận đơn, Hợp đồng thuê tàu)
   Hợp đồng lao động
   Các loại hợp đồng dự án xây dựng


2. Dịch thuật hợp đồng cần lưu ý

    Một bản hợp đồng nếu ký ở Việt Nam thì cần phải có bản dịch tiếng Anh dùng để giao dịch với khách hàng và bản dịch tiếng Việt dùng để làm việc với cơ quan thuế ở Việt Nam. Bản dịch sang thì cần có công chứng sao y bản chính. Do đó, để dịch thuật hợp đồng tốt, biên dịch cần chú ý những điều sau:


    – Các điều khoản trong hợp đồng cần được dịch rõ ràng và chính xác. Đây là phần rất quan trọng với các biên dịch khi dịch hợp đồng. Các điều khoản liên quan đến quyền lợi cũng như trách nhiệm của 2 bên nên không được phép có sai sót trong phần này.

   – Cấu trúc của hợp đồng sau khi dịch cần được giữ nguyên so với hợp đồng gốc.
Tiếng Anh pháp lý có nhiều đặc trưng riêng biệt, trong dịch thuật hợp đồng cần chú ý đến những đặc trưng ngôn ngữ pháp lý.

  – Chú ý đến các từ đồng nghĩa và gần đồng nghĩa (binomials and trinomials)
Từ đồng nghĩa, lúc là hai từ (binominals) như “true and correct”, “null and void” và ba từ (trinomials) như “give, devise and bequeath” cũng là một đặc trưng từ vựng trong tiếng Anh pháp lý và hơp đồng thương mại.

   Các từ đồng nghĩa này thường là thách thức cho người dịch là do bởi chúng rất phổ biến trong tiếng Anh pháp lý nhưng lại khó tìm thấy trong từ điển tiếng Anh. Ví dụ: This agreêmnt was declared as null and void.


– Chú ý đến các danh từ tận cùng bằng hậu tố -er (-or) và –ee

    Các danh từ tận cùng bằng hậu tố -er/-or thường chỉ người cho/gửi cái gì cho ai còn các danh từ tận cùng bằng hậu tố -ee lại chỉ người nhận. Vi dụ, bên cấp phép là “licensor” thì bên được cấp phép là “licencee”. Sau đây là các cặp danh từ chỉ các bên (chủ động và thụ động) trong mối quan hệ pháp lý trong hợp đồng thương mại: “lessor” (người chủ cho thuê nhà)/ “lessee” (người thuê nhà), “consignor” (bên gửi hàng)/ “consignee ( bên nhận hàng)…

Chú ý đến các từ phổ thông mang nghĩa chuyên ngành (use of common words with uncommon meanings)

     Các từ tiêu biểu và phổ biến nhất trong hợp đồng thương mại là “consideration” (sự suy xét) và động từ tình thái “shall”. Từ “consideration” được dùng trong hợp đồng thương mại có nghĩa là “tiền/điều khoản bồi thường” còn “shall” thì được dùng như một từ chuyên ngành. Ngoài nghĩa thông thường chỉ tương lai như “I shall be in touch with you again shortly” (Tôi sẽ sớm liên lạc lại với anh), nhưng trong hợp đồng thương mại “shall” có nghĩa là “có nghĩa vụ”, “có bổn phận” (to have the obligation).

( Sưu tầm )
Tags: dịch thuật nhanh, chất lượng


Các phần mềm dịch thuật thông dụng hiện nay


     Dịch thuật hiện nay không chỉ phụ thuộc vào các cuốn từ điển theo cách tra cứu truyền thống mà dịch thuật hiện nay còn có nhiều công cụ hỗ trợ như các phần mềm dịch thuật. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn các phần mềm dịch thuật thông dụng hiện nay nhé.

1. Phần mềm dịch thuật Trados

     Phần mềm dịch thuật Trados là phần mềm đang được dân dịch thuật chuyên nghiệp sử dụng, đặc biệt được dùng không lĩnh vực biên dịch. Với nhiều chức năng cũng như ưu điểm tuyệt vời, phần mềm dịch thuật Trados đã thuyết phục được đa số người sử dụng. 

     – Phần mềm Trados có khả năng giữ nguyên định dạng của văn bản gốc bạn cần dịch. Đối với những văn bản bạn cần giữ nguyên định dạng để có thể so sánh đối chiếu một cách dễ dàng thì Trados làm được điều đó. Trados sẽ giữ đúng 100% định dạng của bản dịch như bản gốc mà không cần thêm bất kỳ thao tác dàn trang phức tạp nào.


    – Phần mềm Trados thống nhất về ngôn ngữ được sử dụng. Đây cũng là một trong những ưu điểm của Trados được người dùng đánh giá cao. Tính thống nhất ngôn ngữ từ đầu đến cuối văn bản được sử dụng làm cho người đọc cảm thấy sự liền mạch, cấu trúc chặt chẽ trong văn bản và có sự liên kết giữa các phần.

  – Phần mềm Trados có thể cho bạn thấy 2 văn bản ở dạng song song. Đây là ưu điểm tuyệt vời mà Trados mang lại cho người sử dụng. Khi cần so sánh giữ 2 bản với nhau, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi cứ phải mở hết trang này đến trang kia chứ. Nhưng với Trados thì cho phép bạn mở 2 văn bản cùng một lúc, việc so sánh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

    Ngoài ra Trados còn lưu lại bộ nhớ rất hữu dụng cho khách hàng, bộ nhớ này có chức năng như một từ điển cho các tài liệu mà khách hàng đã dịch, khi cần khách hàng có thể tra cứu lại một cách rất tiện lợi!

>>>dịch thuật nhanh

2. Phần mềm dịch thuật MemoQ

   Đây là phần mềm được nhiều người quan tâm và sử dụng trong giới dịch thuật hiện nay, phần mềm sẽ hỗ trợ bạn trong việc dịch thuật tiếng Anh sang tiếng Việt. Phần mềm này được người dùng đánh giá là:

     – Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng các tính năng của phần mềm ngay cả lần đầu tiếp cận với phần mềm này.

    – Tính tương thích với các định dạng rất cao (kể cả của Trados Studio) do đó có thể dùng memoQ để dịch các dạng tài liệu của Trados, Wordfast …


     Một trong những ưu việt của memoQ là bạn có thể công cụ tìm kiếm mới bộ nhớ trong dịch thuật cho phép bạn tìm kiếm các từ và cụm từ bên ngoài của MemoQ và có thể dễ dàng dán chúng vào bản dịch của bạn.

    Bạn cũng có thể tạo các bản sao lưu trên dữ liệu đám mây, điều này giúp bạn thuận lợi hơn trong khi làm việc ở các dự án lớn mà không mất nhiều không gian lưu trong máy tính của bạn. 

3. Phần mềm dịch thuật Wordfast

    Phần mềm dịch thuật Wordfast là một ứng dụng dịch và chỉnh sửa tài liệu dựa trên Java, hỗ trợ hiệu quả các dịch giả trong quá trình làm việc. Bạn có thể tải ứng dụng từ trang chủ của Wordfast.com sau đó tiến hành cài đặt. Ứng dụng được trình bày trong môi trường tương tác, người dùng có thể truy cập nhanh chóng và dễ dàng vào các tập tin TM (translation memory – bộ nhớ dịch).



****Ưu điểm của phần mềm dịch thuật Wordfast

– Phần mềm này có thể chạy độc lập và không bị phụ thuộc vào Ms Word.
– Có thể xử lý trực tiếp định dạng .ppt và .xls
– Giao diện của Wordfast chuyên nghiệp, thân thiện với người sử dụng
– Nhiều chức năng và hỗ trợ đa định dạng
****Nhược điểm của phần mềm dịch thuật Wordfast

– Không trang bị từ điển
– Chưa hỗ trợ trực tiếp định dạng file PDF
– Giao diện nhiều biểu tượng khó tận dụng hết tính năng
– Chế độ xem trước gặp rắc rối nếu bản lưu MS Word không đúng định dạng
– Gặp chút vấn đề trong quá trình chỉnh sửa sau dịch



4. Kết luận

     Dù là phần mềm nào thì cũng là công cụ hỗ trợ con người nên bạn cần kiểm tra thật kỹ lại bản dịch trước khi trao đổi với khách hàng. Bên cạnh đó, để chuyên nghiệp hơn trong cách dịch bạn nên sử dụng 2 hoặc 3 phần mềm dịch cùng một lúc để có sự so sánh nhé.

    Trước khi quyết định mua phần mềm dịch thuật nào bạn có thể sử dụng bản dùng thử trước, vì hầu hết hiện nay các phần mềm dịch thuật đều cho phép người dùng tải bản dùng thử từ 30 – 45 ngày với đầy đủ các tính năng nên bản hãy dùng thử trước nhé.

( Sưu tầm )
Tags: dịch thuật nhanh, chất lượng

Vài nét sơ lược về dịch thuật


    Ngành dịch thuật từ xưa đến nay đều được coi là một ngành khó, dành cho những người cần mẫn, cặm cụi bên cuổn từ điển và không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để có thể đồng hành cùng nghề này. Tại sao lại khó như vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngành dịch thuật nhé.


1. Dịch thuật là gì?

    Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương – văn đích hay là bản dịch. Ví dụ, Sử thi Gilgamesh của người Sumer đã được dịch một phần sang các ngôn ngữ Tây Nam Á vào thiên niên kỷ hai TCN.

    Còn phiên dịch được hiểu là dịch nói, hoặc diễn đạt lại câu nói của người khác sang ngôn ngữ cho người còn lại hiểu.


2. Những khó khăn trong dịch thuật

   Dịch thuật được chia thành 2 loại là biên dịch và phiên dịch. Biên dịch thường được hiểu là dịch từ văn bản này sang văn bản, từ ngôn ngữ của quốc gia này sang ngôn ngữ của quốc gia khác.

   – Vấn đề văn hóa: Đây là vấn đề rất quan trọng, thông thường mỗi quốc gia có những nét văn hóa khác nhau nên khi biên dịch hoặc phiên dịch mà không hiểu được văn hóa của quốc gia đó rất có thể bạn sẽ dịch sai và làm người được đọc hoặc nghe hiểu sai ý của câu văn đó.


     Do đó, để dịch thuật tốt một thứ tiếng nào đó, bạn không những cần nâng cao trình độ hiểu biết về tiếng mà còn cần tìm hiểu về văn hóa cũng như những phong tục tập quán của nước đó. Khi bạn đã hiểu về nét văn hóa riêng thì bạn hoàn toàn có thể tự tin để biên dịch hoặc phiên dịch mà không sợ làm người khác hiểu sai ý tác giả.

     – Ngôn ngữ: Ở mỗi quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ và các diễn đạt riêng và đây là vấn đề mà người biên dịch hay phiên dịch cần đặc biệt lưu tâm.
Ví dụ như ở Việt Nam cùng là dân tộc Kinh nhưng mỗi vùng lại sử dụng tiếng địa phương khác nhau, chẳng hạn cái cân ở Hà Nội gọi cái cân thì người Hà Nam lại gọi là cái cưn, hoặc ở miền Bắc gọi bố là bố, cha thì người miền Nam gọi bố là ba, tía…

     Hoặc nếu người viết hoặc nói gốc sử dụng tiếng lóng thì người dịch thuật cũng cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.

    – Lĩnh vực dịch thuật: Đây cũng là một trong những trở ngại lớn trong ngành dịch thuật, mỗi chuyên ngành có những từ ngữ chuyên ngành riêng mà không phải ai cũng có thể hiểu, do đó thông thường nếu dịch sách chuyên ngành sẽ là những người cùng lĩnh vực dịch thì nghĩa mới có thể sát với văn bản gốc và truyền đạt dễ hiểu cho người sử dụng bản dịch đó.


3. Những điều cần lưu ý trong dịch thuật

     – Bạn cần chú ý xem ai sẽ là người sử dụng bản dịch này để dịch cho phù hợp với văn phong cũng như ngôn ngữ của lớp đối tượng đó. Bạn cũng cần để ý xem bản dịch của mình được dùng để làm tài liệu tham khảo hay dùng để gửi tới công chúng để có cách diễn đạt phù hợp nhé. Dịch thuật văn bản hợp đồng cũng có những đặc điểm riêng.

   – Mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ chuẩn nhưng không phải ai cũng sử dụng ngôn ngữ chuẩn đó nên nếu bạn dịch cho người địa phương thì bạn phải tìm hiểu cụ thể thông tin các nước mục tiêu phiên dịch. Nếu tìm hiểu kỹ bản dịch của bạn sẽ hay hơn, ngôn từ được chau chuốt hơn là 1 bản dịch khô khan không có tính uyển chuyển trong ngôn từ.

 – Tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm thì bạn không nên dịch vì thông thường các thương hiệu muốn xây dựng tên quen thuộc đối với toàn thế giới, ví dụ như Coca cola hay Pepsi…

Nguồn: ST internet

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Những cuốn hộ chiếu độc đáo trên thế giới


     Trong khi hộ chiếu Canada, Na Uy, Hungary có khả năng phát sáng dưới đèn tia cực tím, thì cuốn 'sổ thông hành' của Phần Lan lại mang đến giây phút vui vẻ khi lật các trang.

Dưới đây là bốn cuốn hộ chiếu trong mơ của các phượt thủ.

1. Hộ chiếu Canada

Hình in pháo hoa trên tòa nhà quốc hội Canada nổi bật dưới ánh đèn tia cực tím. Ảnh: feelguide

     Được phát hành từ năm 2013 nhưng gần đây, cuốn hộ chiếu Canada mới được tích hợp công nghệ mới giúp chúng có khả năng phát sáng độc đáo dưới ánh đèn tia cực tím. Do đó, nếu chỉ nhìn dưới ánh sáng thường, hộ chiếu Canada cũng giống như bao quốc gia khác. Nhưng khi chiếu đèn tia cực tím, các hình in chìm biểu tượng của Canada như lá phong, tòa nhà quốc hội, thác Niagra... trở nên lung linh đầy màu sắc.

    Không chỉ là cách thức quảng bá đất nước, thiết kế mới này còn phục vụ cho vấn đề kiểm soát an ninh nhằm tránh làm giả hộ chiếu, đồng thời giúp hành khách dễ dàng tìm kiếm hộ chiếu bị bị thất lạc. Ngoài ra, hộ chiếu Canada còn được gắn chip sinh trắc học (công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, mống mắt, khuôn mặt... để nhận diện) giúp ngăn chặn hành vi sao chép, làm giả hộ chiếu một cách tối đa.


2. Hộ chiếu Na Uy

Bầu trời đêm cực quang trên hộ chiếu Na Uy. Ảnh: Neue

     Trước Canada, Na Uy cũng được biết đến với mẫu hộ chiếu có khả năng biến hóa linh hoạt dưới tia cực tím. Điển hình nhất trong các họa tiết của nó là khung cảnh bầu trời đêm cực quang tuyệt đẹp, tạo nên cảm giác bí ẩn, đầy mê hoặc cho cuốn hộ chiếu. Thêm vào đó, hộ chiếu Na Uy còn ghi điểm với bìa ngoài 3 màu: trắng, xanh ngọc, đỏ dành cho người nhập cư, nhà ngoại giao hay hạng phổ thông, rất khác so với các nước ở châu Âu. 

     Mẫu thiết kế này được đánh giá cao bởi không chỉ thể hiện tính cách quốc gia mà còn bảo đảm tính nghiêm túc của loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên đây mới chỉ là mẫu hộ chiếu được Na Uy chọn trong cuộc thi thiết kế lại passport và thẻ ID. Chúng có thể được lưu thông trong vòng 2 năm tới. 

3. Hộ chiếu Hungary


Những nốt nhạc phát sáng trong hộ chiếu Hungary. Ảnh: Flickr

     Tương tự ở các quốc gia châu Âu, bìa ngoài của cuốn hộ chiếu Hungary có màu đỏ booc-đô. Chính giữa bìa in quốc huy Hungary cùng dòng chữ "Európai Unio" (Liên minh châu Âu) và "Magyarország" (Hungary) ở trên và "útlevél" nghĩa là hộ chiếu ở dưới.


     Điểm đặc biệt của cuốn hộ chiếu này nằm ở các trang visa. Khi chiếu đèn UV (tia cực tím), bạn sẽ thấy các khuông nhạc in chìm hiện lên rõ nét. Đây là những nốt nhạc trong bài Szozat - quốc ca thứ 2 của Hungary, thường vang vào cuối các chương trình kỷ niệm.

4. Hộ chiếu Phần Lan

Lật các trang trong hộ chiếu bạn sẽ có cảm giác như chú nai đang chạy. Ảnh: trendsno

       Không sử dụng công nghệ hiện đại nhưng cuốn hộ chiếu Phần Lan lại đem đến cảm giác thích thú khi lật giở các trang liên tục. Bằng cách vẽ vào các trang cuối trong cuốn hộ chiếu mới của Phần Lan một hình in con nai sừng tấm, khi lật nhanh ta sẽ thấy con nai chạy dần về phía mép của cuốn hộ chiếu như một đoạn hoạt hình ngắn.

( Sưu tầm Internet )

Lợi ích gì khi có hai hộ chiếu???


     Việc có thêm cuốn hộ chiếu dự phòng sẽ giúp bạn tránh nhiều rắc rối nếu chẳng may bị thất lạc quyển chính.

     Bất cứ du khách nào giàu kinh nghiệm đi du lịch cũng đều hiểu tầm quan trọng của cuốn hộ chiếu. Để bảo đảm an toàn cho loại giấy tờ này, bạn có thể dùng song song hai cuốn hộ chiếu trong cùng một thời điểm. Dưới đây là những lợi ích từ việc này. =>  dịch thuật nhanh


Có thêm một cuốn hộ chiếu dự phòng sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong nhiều thủ tục trên đường du lịch. Ảnh: Passportnation.com.

1.Dễ dàng di chuyển

    Với những quốc gia nhạy cảm về chính trị như ở vùng Trung Đông, việc ghé thăm nơi này và được đóng dấu nhập cảnh lên hộ chiếu có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi du lịch sang các nước khác sau đó.

   Chẳng hạn, với dấu nhập cảnh vào Israel, bạn sẽ khó lòng du lịch tiếp đến các nước như Indonesia, Malaysia, Algeria hay thậm chí là cả Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Tuy nhiên, một cuốn hộ chiếu dự phòng sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn này.


2.Tránh thời gian "chết" khi chờ xin visa

   Trước chuyến du lịch dài hơi qua nhiều nước, chuyện xin visa luôn cần được đảm bảo và nó phải khớp với thời gian lịch trình. Một số quốc gia thường yêu cầu nhiều thủ tục trước khi cấp thị thực như đòi hỏi du khách phải trình kế hoạch chi tiết, thư mời hay thậm chí là cả xác minh hành trình.

  Công đoạn này và cả thời gian chờ cấp visa có thể kéo dài ít nhất 2 tuần đến một tháng. Việc có thêm cuốn hộ chiếu dự phòng sẽ giúp bạn linh động hơn với quá trình trên. Tuy nhiên, nếu không đặt những chuyến bay liên quốc gia dày đặc, bạn cũng chưa cần thiết phải có cuốn hộ chiếu thứ hai để dùng.

3.Giảm rủi ro bị mất, thất lạc hộ chiếu

    Bước chân ra khỏi biên giới, cuốn hộ chiếu trở thành tài sản mà bất cứ du khách nào cũng phải giữ gìn cẩn thận. Trường hợp xảy ra mất mát, thất lạc, có thể bạn sẽ bị kẹt lại một thời gian ở nơi đất khách quê người để làm lại các thủ tục cần thiết.

   Bằng việc sở hữu thêm cuốn hộ chiếu dự phòng, nếu không may bị thất lạc giấy tờ, bạn vẫn có thể tiếp tục hành trình và chỉ cần thông báo với đại sứ quán về trường hợp này. Tuy vậy, nếu nhất định phải có cuốn hộ chiếu cũ với visa thì mới được xuất và nhập cảnh, bạn vẫn phải chờ cho đến khi lấy lại được thị thực.

Chính sách dùng hộ chiếu dự phòng hầu hết phổ biến ở Mỹ với thời gian sử dụng 2 năm. Công dân Mỹ gốc Việt có quyền đăng ký hình thức này. Chi phí cho mỗi lần xin cấp hộ chiếu này khoảng 135 USD. Việt Nam chưa áp dụng chính sách hai hộ chiếu song song.

Nguồn: ST Internet

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Du học cùng Kaplan International Colleges


     Điều kiện tuyển sinh đơn giản, thủ tục nhanh, hỗ trợ sinh viên quốc tế chu đáo, học bổng 30 - 100 triệu đồng... là những ưu thế nổi trội của trường.

     Kaplan International Colleges là con đường ngắn và đơn giản giúp sinh viên Việt Nam học tập thành công tại 11 trường đại học hàng đầu ở Anh và 4 trường đại học tại Mỹ. Trường chuyên cung cấp các khóa chuyển tiếp, dự bị chuyên ngành cho sinh viên quốc tế. Học sinh, sinh viên có thể đăng ký học trên 400 chuyên ngành khác nhau bao gồm những ngành "hot" hiện nay như kinh doanh, khoa học xã hội, kỹ thuật, luật, khoa học tự nhiên, máy tính, nghệ thuật và thiết kế cùng nhiều chuyên ngành khác... >>>> dịch thuật nhanh

    Các bậc học của trường đa dạng, bao gồm tiếng Anh (dành cho mọi đối tượng); dự bị đại học (liên thông lên năm thứ nhất đại học, dành cho học sinh hết lớp 11 trở lên); cao đẳng (liên thông lên năm thứ hai đại học, dành cho học sinh hết lớp 12 trở lên); cử nhân (dành cho học sinh hết dự bị đại học hoặc cao đẳng, hoặc chuyển tiếp đại học từ Việt Nam); dự bị thạc sĩ (Pre- Master) - liên thông lên thạc sĩ; thạc sĩ, tiến sỹ dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học trở lên.
  
Kaplan International Colleges là con đường ngắn và đơn giản giúp sinh viên Việt Nam học tập thành công tại 11 trường đại học hàng đầu ở Anh và 4 trường đại học tại Mỹ.
    Kaplan International Colleges (KIC) có chất lượng đào tạo cao, bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới; yêu cầu đầu vào đơn giản và linh hoạt; nhiều kỳ khai giảng trong năm vào tháng một, 2, 5, 6, 7, 9, 10; thủ tục xin học đơn giản và nhanh. Các học viên có thể tiết kiệm chi phí du học bởi trường có các khóa học nhanh cho các sinh viên cần cắt ngắn thời gian học. Sinh viên được chuyển tiếp giữa các cơ sở đào tạo trong nước hoặc trên thế giới. Tất cả các cơ sở đào tạo đều ở trung tâm thành phố, tiện lợi cho đi lại, học tập, giao lưu và tìm việc làm thêm.


    Giáo viên của trường hỗ trợ việc học của sinh viên, giúp kiểm tra quá trình học tập của mỗi sinh viên thông qua các buổi học một thầy một trò được tổ chức thường xuyên. Quy mô lớp học tại trường nhỏ cùng đội ngũ giáo viên thân thiện sẽ đảm bảo cho sinh viên phát huy tốt khả năng của mình trong mỗi buổi học. Các phần học bổng và giấy chứng nhận của trường sẽ được trao cho các sinh viên có kết quả học tập cao. Trường đảm bảo cho sinh viên có chỗ ở gần trường. Sống ở đây, sinh viên sẽ cảm thấy ấm cúng và an toàn.

    Sinh viên học tại Kaplan được đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao ngay từ ngày đầu tiên nhập học. Tất cả các trường đều có dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc sinh viên quốc tế. Chương trình định hướng của trường sẽ hỗ trợ tốt cho các sinh viên trong những ngày đầu đến Anh và Mỹ như mua những đồ dùng cần thiết ở đâu, mở tài khoản ngân hàng như thế nào, đường đi trong khuôn viên trường và đường phố... Trường có học bổng hỗ trợ sinh viên quốc tế theo từng mùa tuyền sinh

Nguồn:sưu tầm Internet

Đại học Melbourne phỏng vấn tuyển sinh, học bổng


       Học sinh, sinh viên sẽ có cơ hội nhận học bổng lên tới 100% học phí, được làm việc và định cư tại Australia.

       Sinh viên trên khắp thế giới chọn Đại học Melbourne bởi chất lượng đào tạo hạng nhất tại Australia và thuộc top 50 thế giới, đa ngành, nhiều học bổng, sinh viên tốt nghiệp dễ kiếm việc làm, cơ hội định cư cao, trải nghiệm thành phố đáng sống nhất thế giới... 

  Đại học Melbourne được xếp hạng nhất tại Australia và hạng 33 trên thế giới theo xếp hạng của tạp chí uy tín The Times Higher Education 2014 - 2015.
      Chương trình hội thảo phù hợp với học sinh đang học lớp 11, học lực giỏi trở lên, muốn học dự bị liên thông lên đại học; học sinh lớp 12, học lực khá trở lên, muốn học dự bị liên thông lên đại học; học sinh lớp 12 trường chuyên học lực 8,5, nguyện vọng vào thẳng đại học; sinh viên tốt nghiệp đại học muốn học thạc sĩ, tiến sĩ. Ngoài ra, trường còn dành học bổng cho những học sinh, sinh viên xuất sắc. Học bổng 50% và 100% học phí cho toàn khóa cử nhân (rất cạnh tranh). Học bổng 100% học phí cho toàn khóa MBA dành cho ứng viên có thành tích học tập xuất sắc và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Học bổng từ 25% đến 100% học phí cho chương trình thạc sĩ Coursework (IPCA). Học bổng đến 100% học phí, phí bảo hiểm OSHC, hỗ trợ chi phí ăn ở cho các chương trình thạc sĩ nghiên cứu và tiến sĩ.  

Hoạt động của Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Melbourne.
      Đại học Melbourne được xếp hạng nhất tại Australia và hạng 33 trên thế giới theo xếp hạng của tạp chí uy tín The Times Higher Education 2014 - 2015. Trường là thành viên của nhóm 8 trường đại học nghiên cứu hàng đầu Australia (Group of 8). Trường nổi tiếng về đào tạo các ngành kỹ sư - cơ khí, công nghệ thông tin, y - dược, kế toán, tài chính, kiểm toán, thương mại, luật, quản lý...

     Trường xếp thứ 13 toàn cầu về số lượng sinh viên sau khi ra trường tìm được việc làm theo QS World University Rankings 2014/15; top về tỷ lệ sinh viên hài lòng về trường. Trường nằm ở trung tâm thành phố Melbourne - thành phố thân thiện nhất dành cho sinh viên. Trường có hơn 47.000 sinh viên đến từ hơn 150 quốc gia trên thế giới. Sinh viên được phép làm thêm 40 giờ trong hai tuần trong khi học và làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ, lễ; được ở lại Australia làm việc 2 - 4 năm sau khi tốt nghiệp và định cư khi đủ điều kiện. >>>> dịch thuật nhanh

Chương trình học:

Bậc học:

    Dự bị đại học (7 tháng - 9 tháng - 1,5 năm): dành cho học sinh hết lớp 11 hoặc 12 có học lực khá giỏi trở lên.
   Cử nhân (3 - 4 - 6 năm): dành cho học sinh hết lớp 12 từ các trường chuyên, học lực và thi tốt nghiệp loại giỏi hoặc sinh viên đang học đại học tại Việt Nam có thể chuyển tiếp sang học cử nhân tại trường hoặc các học sinh đã hoàn thành khóa dự bị đại học tại Trinity College.

   Thạc sĩ (1 - 2 năm): dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học.

  Tiến sĩ (3-5 năm): dành cho sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ (học ba năm) hoặc đại học (học 5 năm).

  Ngành học: Trường đào tạo trên 400 chuyên ngành sâu tại các khoa kinh doanh và kinh tế, xã hội, kiến trúc, xây dựng và kế hoạch, kỹ thuật, giáo dục, luật, khoa học, y, nha khoa và khoa học sức khỏe, khoa học nông nghiệp và thú y.

    Trinity College tọa lạc ngay trong khuôn viên của Đại học Melbourne, là trường đào tạo chương trình dự bị đại học bảo đảm học sinh có suất vào Đại học Melbourne. Nhiều học sinh tốt nghiệp từ những trường trung học phổ thông chuyên của Việt Nam như Lê Hồng Phong, Hà Nội Amsterdam hay Lê Quý Đôn - Đà Nẵng với kết quả xuất sắc trên 9.0 và có khả năng vào thẳng Đại học Melbourne vẫn lựa chọn khóa học dự bị tại Trinity College. Bởi kết quả cao tại trường trung học phổ thông ở Việt Nam không đồng nghĩa với bạn được chuẩn bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho việc học đại học ở nước ngoài. Chương trình dự bị giúp bạn có một nền tảng vững chắc và kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường đại học.


   Lương Thị Thu Hà, sinh viên nhận được học bổng Australia Awards - chương trình thạc sĩ chính sách công và quản lý cho biết khóa học này chắc chắn sẽ giúp cô có thể tư vấn và cung cấp các dịch vụ tốt hơn khi quay trở lại Việt Nam làm việc. Ngoài việc học, cô sẽ tham gia vào nhiều hoạt động xã hội được tổ chức bởi Hội sinh viên và đi du lịch khi có thời gian rảnh rỗi.

  Nguyễn Trung Hiếu - sinh viên nhận học bổng toàn cầu 2012 chương trình cử nhân thương mại chia sẻ bạn luôn muốn kinh nghiệm học tập của mình được đầy đủ và vững chắc, nó sẽ hỗ trợ chuyên môn và giúp bạn phát triển bản thân. Với phân khoa nổi tiếng trên toàn thế giới, sự đa dạng và môi trường giảng dạy đẳng cấp thế giới, Đại học Melbourne là sự lựa chọn đúng đắn khi Hiếu quyết định đi du học Australia.

Nguồn: sưu tầm Internet
Tag: tư vấn du học. dịch thuật nhanh

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Đạt điểm tối đa môn Đọc IELTS nhờ Harry Potter


     Mê đọc truyện Harry Potter, cô sinh viên Thanh Nhiên dễ dàng đạt điểm tối đa cho kỹ năng Đọc khi thi IELTS.

    Thích đọc sách từ nhỏ, cô sinh viên năm nhất Lê Thanh Nhiên luôn mong muốn làm công việc liên quan đến lĩnh vực này. Về sau, khi tiếp cận với những tác phẩm bằng tiếng Anh, Nhiên mới nhận thấy nhiều cuốn không được dịch đúng như nguyên gốc của tác giả. Từ đó, Nhiên luôn mong muốn giỏi tiếng Anh để có thể trở thành biên dịch, mang đến cho người đọc những tác phẩm hay và truyền tải một cách chính xác ý nghĩa, tinh thần của bản gốc.


     Quá trình ôn luyện tiếng Anh một cách nghiêm túc của Nhiên bắt đầu vào năm học cuối cấp ba và kéo dài một năm sau đó tại Trung tâm Anh ngữ AMA. Ngay trong lần thi IELTS đầu tiên, Nhiên đạt được số điểm 8.0, trong đó kỹ năng Đọc đứng đầu với 9.0, Nghe 8.0 và Viết, Nói cùng đạt điểm 7.0.


     Không ngạc nhiên khi Nhiên giành được điểm tối đa cho môn Đọc vì sách vốn là sở thích của cô sinh viên này từ lâu. Khi được hỏi về những tài liệu giúp giỏi kỹ năng này, điều thú vị là Nhiên liệt kê tên bộ truyện dài tập nổi tiếng Harry Potter.


    "Harry Potter là loạt truyện em thích nhất nên việc đọc bản gốc bằng tiếng Anh khiến em cảm thấy phấn khích. Em chọn cách học từ những sở thích của mình để không bị chán, luôn thích thú tìm hiểu. Trong bộ truyện, hàng loạt từ vựng có liên quan đến nhau được sử dụng và được lặp đi lặp lại, khiến người đọc có ấn tượng tốt và dễ ghi nhớ hơn", Nhiên chia sẻ.

    Nói cụ thể hơn về cách học thông qua bộ truyện, Nhiên cho biết với các từ mới không ảnh hưởng đến nội dung chung, cô sẽ bỏ qua hoặc chỉ đoán nghĩa. Với những từ mới quan trọng ảnh hưởng đến nội dung câu chuyện, Nhiên cố gắng nghiên cứu kỹ nghĩa của từ, đồng thời học luôn những từ có liên quan như đồng nghĩa, trái nghĩa. Harry Potter được viết bởi một tác giả Anh quốc, do đó cô cũng tranh thủ học cách dùng từ, văn phong của người Anh khác với người Mỹ như thế nào.

     Bên cạnh môn Đọc, Nhiên cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về Viết, vốn là kỹ năng Nhiên kém tự tin nhất do chưa biết cách lập luận một cách logic, chặt chẽ. Cô càng lo lắng hơn vì lúc mới bắt đầu học khóa Active Learning, các bài viết đầu tiên luôn bị thầy cho điểm thấp cùng chi chít những dòng gạch lỗi. >>>dịch thuật nhanh

    Theo nhận xét của thầy giáo, điểm yếu của Nhiên khi viết là nghĩ trước bằng tiếng Việt rồi dịch ra tiếng Anh, sau đó đơn giản chỉnh sửa lại cho đúng ngữ pháp. Có những lúc các thầy cô kèm Nhiên phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ để chỉ từng lỗi sai trong cách dùng từ, mẫu câu không phù hợp và cách diễn đạt vì thói quen viết này.

    Điều Nhiên rút ra trong quá trình học là hãy tập trung vào triển khai ý tứ mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề. Giám khảo sẽ cảm thấy mệt với những cách diễn dạt vòng vo mà nhiều người Việt vẫn dùng. Nội dung là thứ xuyên suốt bài viết, còn độ dài chỉ là một nhân tố nhỏ nên thí sinh cần biết cân nhắc cái nào quan trọng hơn.

    Kết quả cuối cùng, môn Viết Nhiên được 7.0, đủ để khiến cô hài lòng và cho rằng đây là kỹ năng mình tiến bộ nhiều nhất.

    Kỹ năng khác cùng điểm với môn Đọc là Nói, vốn cũng khiến Nhiên lo lắng vì trước đó hầu như không có cơ hội ôn luyện. Nhiên đã cải thiện bằng cách tận dụng triệt để lợi thế lớn của khóa là học nói một kèm một với giáo viên bản ngữ để nâng cao phản xạ, kỹ năng. Không chỉ là giờ học, phần luyện nói cũng là lúc Nhiên cảm thấy thích thú nhất vì giáo viên có thể bỏ ra hàng giờ trò chuyện cùng như những người bạn lớn, đồng thời đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích để Nhiên cải thiện kỹ năng ngoại ngữ của mình.

    Ngoài ra, Nhiên cũng bật mí một bí quyết khác để học tiếng Anh là thường xuyên vào Youtube xem vlog của các vloggers nổi tiếng. Nhờ việc xem vlog về nhiều chủ đề với các giọng điệu Anh ngữ khác nhau, Nhiên học được cách nghe nhiều giọng điệu, từ đó không gặp khó khăn với bài thi nghe IELTS. Những cách diễn đạt, ngữ điệu, cách nhấn nhá của người bản ngữ cũng là nguồn tư liệu hấp dẫn để Nhiên cải thiện môn nói.

Nguồn: Sưu tầm Internet