Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

4 điều cần lưu ý khi dịch văn bản hành chính

     Trong quá trình hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp nước khác đến từ nước khác muốn tìm hiểu về các văn bản hành chính pháp luật của Việt Nam để có thể đầu tư mà không vi phạm pháp luật hay các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư ra nước ngoài cũng cần hiểu về pháp luật của nước mình sẽ đầu tư đến.


     Các Công ty này có nhiệm vụ sẽ dịch lại các văn bản hành chính pháp luật theo yêu cầu của khách hàng để khách hàng nắm rõ được luật tại đất nước sở tại giúp họ làm ăn và kinh doanh đúng quy địnhcủa pháp luật.


    Do là những văn bản mang tính đặc thù nên khi dịch thuật văn bản hành chính pháp luật cần lưu ý những điều sau:

1. Đảm bảo tính chính xác cho văn bản hành chính pháp luật
    Đây là phần cực kỳ quan trọng đối với một bản dịch văn bản hành chính pháp luật. Khi dịch loại văn bản này bạn cần đảm bảo văn bản phải chính xác không được sai lệch, nếu sai lệch người đọc sẽ hiểu sang một nghĩa hoàn toàn khác rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vi phạm pháp luật mà không hề biết.


Có 4 lỗi thường gặp khi dịch văn bản hành chính pháp luật như sau:

    – Dịch lược bỏ: Thông thường với những bản dịch văn bản bình thường, biên dịch hay dịch tỉnh lược bớt những câu văn rườm rà và không có nghĩa. Ví dụ như: Ở nước Anh khi gặp nhau vào thời điểm nào người ta sẽ chào nhau theo thời điểm đó như buổi chiều là “Good afternoon Ms Brown” thì khi sang tiếng Việt biên dịch hay dịch là “Chào cô Brown” chứ ở Việt Nam không có thói quen là “chào buổi chiều”.

    Xét theo khía cạnh là văn bản bình thường thì điều này không có gì quan trọng và có thể chấp nhận được. Nhưng với văn bản hành chính pháp luật thì đây là việc không thể chấp nhận. Thứ nhất, chưa chắc biên dịch bỏ từ là đúng. Thứ hai, biên dịch chưa chắc đã hiểu về hết ý nghĩa của văn bản hành chính pháp luật. Do đó, để đảm bảo tính chính xác của văn bản hành chính pháp luật, biên dịch không được phép dịch theo kiểu lược bỏ mà phải dịch toàn bộ văn bản được nhận.


    – Dịch bổ sung: Thường thì không có lý do gì để bổ sung vào bản dịch những ý tưởng không tồn tại trong bản gốc. Bổ sung chỉ có ý nghĩa khi người dịch muốn lập câu cho đúng ngữ pháp ngôn ngữ dịch hoặc muốn làm rõ ý tác giả, ẩn dụ bằng cách ghi chú, giải thích.

  – Vấn đề dịch lệch ý rất thường xảy ra trong dịch thuật. Người nhận văn bản dịch thuật rất khó để nhận ra lỗi này nếu không có văn bản gốc để đối chiếu so sánh. Nguyên nhân để xảy ra lỗi này thương do: Biên dịch thiếu thẩm năng ngôn ngữ hoặc không nắm vững tư tưởng, tính văn hóa, xã hội, tôn giáo, lịch sử…
 
  – Dịch tự do: Đây là lối dịch theo kiểu không bám sát vào văn bản mà là dịch theo ý hiểu của mình. Nếu mắc phải lỗi này trong dịch thuật văn bản hành chính pháp luật thì cực kỳ nguy hiểm cho người đọc vì rất có thể đã nhận phải bản dịch “tam sao thất bản”.



2. Văn bản phải đảm bảo tính logic

      Dù là văn bản bình thường hay văn bản hành chính pháp luật cũng phải đảm bảo yếu tố về tính logic để văn bản có tính thuyết phục và hợp lý. Nếu cảm thấy văn bản đang không có tính logic biên dịch cần xem lại bản gốc hoặc trao đổi lại với khách hàng.

3. Bản dịch phải dễ hiểu

     Đối với bản dịch văn bản hành chính pháp luật phải đảm bảo tính dễ hiểu để người đọc nắm được luật của nước sở tại ngay lập tức.

4. Bản dịch phải có chuyên môn


     Một bản dịch văn bản bình thường thì bạn có thể dùng từ ngữ bình thường để diễn đạt hay linh hoạt trong ngôn ngữ, nhưng với văn bản hành chính pháp luật cần phải chính xác và đảm bảo tính chuyên môn trong từng câu chữ.

   Ví dụ: Dịch thuật hợp đồng của Công ty A, các điều khoản cần được dịch chính xác, lĩnh vực kinh doanh của họ cần dịch theo những từ ngữ chuyên môn để đảm bảo văn bản không bị hiểu sai.
Trên đây là một số lưu ý khi dịch văn bản hành chính pháp luật. Nếu có thêm chia sẻ cho người đọc, bạn có thể để lại comment dưới bài viết để giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong ngàng dịch thuật hơn.

( Sưu tầm internet )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét