Làm việc với dich thuat, người dịch bao giờ cũng là tác giả, vừa là người nói vừa không phải là người nói, mọi diễn đạt vừa là của anh ta, vừa không phải của anh ta.
Mặc dù giữ hai vai trò độc lập, người dịch cũng không được độc lập mà bị ràng buộc vào tính độc lập của văn bản gốc để đảm bảo tính tương đương.
Là một trong những dạng sinh hoạt ngôn ngữ phức tạp, trước khi chính thức trở thành một bộ môn khoa học, dịch thuật được hiểu là quá trình hoán chuyển chữ viết một văn bản từ ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ khác.
>>> dịch thuật nhanh
Vào khoảng đàu thập niên 60, để định nghĩa cũng như cắt nghĩa quá trình dịch, giới ngôn ngữ học đã tiến hành những cuộc nghiên cứu về dịch thuật tự động. Một lý thuyết khoa học dịch thuật đã hình thành ừ đó với tiền đề: mỗi từ của một ngôn ngữ có thể được diễn tả bằng một từ, một ngữ đoạn của một ngôn ngữ khác tương ứng một trăm phần trăm.
Suy nghĩ nặng tính cách ngôn ngữ học rằng dịch thuật chỉ đơn thuần là sự chuyển tải nội dung từ một ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ dịch, cũng như việc coi trọng hình thức ngôn ngữ hơn nội dung chính là nguyên do khiến cho có nhiều văn bản không được lưu tâm đúng mực, cụ thể là những văn bản văn chương.
Nhận thức được giới hạn ấy, độc lập với dịch thuật văn chương, trong nội bộ dịch thuật khoa học đã xuất hiện một xu hướng mới: dịch thuật không còn được hiểu đơn giản là sự chuyển tải nội dung mà còn cả văn hóa. Sự đảm bảo tính giao lưu đã trở thành một điều kiện tất yếu. Kết quả dịch thuật phải chứng minh được giá trị tương đương về tính giao lưu của văn bản gốc với văn bản dịch.
Xu hướng này có thể tìm thấy trong lý thuyết Skopos (Skopostheorie) được giới thiệu vào những năm 80 với phương châm “chủ điểm của mọi dịch thuật là mục đích của chúng”.
>>> dịch thuật nhanh
Bên cạnh giới Skopos, giới khoa học văn chương cũng có lý thuyết dịch thuật riêng. Trong khi giới Skopos tìm cách xây dựng một bài bản chung cho mọi loại văn bản, thì giới khoa học văn chương đã chú tâm vào việc phân tích phong cách của bản gốc và bản dịch. Đối với họ, kết quả dịch thuật là một sản phẩm của quá trình cảm nhận chủ quan.
Thay vì dựa vào những quy tắc dịch có tính kỹ thuật chung hoặc những chuẩn tắc được định sẵn nhằm đánh giá khách quan kết quả dịch thuật, thì tiền đề của nó là gắng làm sáng tỏ mọi điều kiện có liên quan đến mối quan hệ giữa bản gốc và bản dịch, cũng như giữa những người dịch và người nhận. Đối với họ, dịch là quá trình kiến tạo chủ quan; nó không có quy tắc chuẩn và cũng không muốn bị lệ thuộc vào những mô hình khoa học mà dịch thuật hiểu được như một sự mã hóa.
Nguồn: ST internet
Xem thêm: dịch thuật nhanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét