Đầu tư nước ngoài là một món lợi lớn của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với những đóng góp thầm lặng nhưng mạnh mẽ, nghề phiên dịch luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng.
Nếu có khái niệm về những những ngành nghề thời thượng và những ngành nghề truyền thống, thì phiên dịch là nghề “đứng giữa”. Vừa mang nét truyền thống (đã có mặt từ rất sớm trên thế giới), vừa mang nét hiện đại (phát triển mạnh thời hội nhập), phiên dịch đã có những đóng góp thầm lặng cho nền kinh tế đang thay da đổi thịt từng ngày.
1. Việc làm phiên dịch
2. Vai trò của nghề phiên dịch trong nền kinh tế mở
3. Nghề phiên dịch trong tương lai
Phiên dịch hiểu một cách đơn giản là việc chuyển một chữ, một câu, một văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi nghĩa của chúng. Phiên dịch viên là người chuyên làm công việc chuyển các văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, giúp những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ có thể hiểu nhau.
Phiên dịch viên phải tinh thông hai thứ tiếng, một là tiếng bản xứ hay ngôn ngữ chủ động, ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ bị động khác. Ngôn ngữ chủ động họ phải giỏi nhất để thông dịch hay phiên dịch ra thứ tiếng này. Còn ngôn ngữ bị động họ phải có kiến thức nhiều về nó.
Phiên dịch viên dịch một ngôn ngữ nói thành một ngôn ngữ nói khác, hay gặp trường hợp là ngôn ngữ cử chỉ họ phải dịch từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ cử chỉ. Điều này đòi hỏi phiên dịch viên phải đặc biệt chú ý, hiểu hết những gì được chuyển tải trong hai ngôn ngữ và diễn đạt hết những ý tưởng và những suy nghĩ. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu, tài khéo léo, đặc biệt là một trí nhớ phi thường thì rất quan trọng. Phần đầu trong công việc của một phiên dịch viên đã bắt đầu trước khi đến chỗ làm. Người phiên dịch viên phải chuẩn bị trước chủ đề mà người nói sẽ thể hiện và cũng phải chuẩn bị những từ vựng hay những cụm từ cơ bản liên quan đến chủ đề đó.
2. Vai trò của nghề phiên dịch trong nền kinh tế mở
Trong nền kinh tế mở cửa, xu hướng hội nhập trở thành một xu thế tất yếu, thì việc làm phiên dịch trong hệ thống ngành nghề trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Với vai trò cầu nối ngôn ngữ, phiên dịch viên có mặt ở hầu hết các hội nghị cấp cao, các dự án đầu tư nước ngoài, các chương trình liên kết đa quốc gia, hay những sự kiện quốc tế quan trọng khác. Khi làm việc trong môi trường này, phiên dịch viên không chỉ có vai trò giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau, mà còn thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa hai bên, vốn luôn là mục tiêu của Việt Nam trong xu hướng chung “muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”
Đầu tư nước ngoài là một món lợi lớn của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với những đóng góp thầm lặng nhưng mạnh mẽ, nghề phiên dịch luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng.
Các thông dịch viên phiên dịch trong các hội nghị mà người tham dự thường đến từ các nứơc không dử dụng tiếng anh. Công việc này bao gồm cả ở trong thương mại quốc tế và ngoại giao mặc dù người phiên dịch cho các hội nghị cũng có thể đi phiên dịch cho các tổ chức làm việc với nhiều người nước ngoài. Các nhà tuyển dụng ưu tiên cho những thông dịch viên ở trình độ cao có thể phiên dịch qua lại ít nhất hai ngoại ngữ ví dụ phiên dịch từ tiêng Anh sang tiếng Pháp, và phiên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Tây Ban Nha. Đối với một số vị trí như làm việc ở Liên Hiệp Quốc thì yêu cầu này quan trọng.
Một giáo sư về dịch thuật tại Trường Đại học Sorbone từng nói : « Không có phiên dịch giỏi, chỉ có phiên dịch giỏi ở từng cuộc dịch cụ thể mà thôi ». Một phiên dịch hôm nay được ngợi khen nhưng ngày mai có thể sẽ bị chê trách, không chỉ vì hoàn cảnh và nội dung của các cuộc dịch là khác nhau mà còn vì « phong độ » của phiên dịch không phải là yếu tố bất biến.
Tuy nhiên, những cơ hội phát triển của nghề phiên dịch luôn mở rộng trước mắt một phiên dịch viên giỏi. Dù ở thời điểm nào, xu hướng tất yếu của thế giới này là xu hướng hội nhập. Thêm vào đó, công nghệ thông tin phát triển sẽ là cầu nối công nghệ khổng lồ giúp thu hẹp và xóa nhòa mọi khoảng cách. Vì vậy, tìm việc làm phiên dịch bằng chính năng lực và sở thích, cơ hội phát triển của người phiên dịch viên gần như là vô tận.
Ngoài ra, trong hệ thống ngành nghề hiện tại, tuy phiên dịch không có mặt trên bản đồ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhưng trên hệ thống việc làm, phiên dịch là một nghề có giá, hút lao động và nhu cầu tuyển dụng cũng rất cao. Tương lai của một phiên dịch viên với mức thu nhập tương đối ổn định sẽ giúp bạn yên tâm khi tìm việc làm trong lĩnh vực này
( Sưu tầm )
Tags: dịch thuật nhanh, chất lượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét