Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Lịch sử nền dịch thuật Châu Âu


      Có thể kết luận rằng, nhìn về tổng thể, dịch thuật ở châu Âu phát triển rất mạnh. Đặc biệt là sau sự mở rộng của tầng lớp độc giả bao gồm các nhóm xã hội mới như phụ nữ và thợ thủ công, và cũng từ đó là việc giảm từ từ sự phụ thuộc vào tiếng La Tinh như một ngôn ngữ chính. 


     Vào đầu thời kỳ hiện đại của các nước châu Âu, sau khi ngành in ấn được phát minh thì việc xuất bản sách và dịch thuật đã bắt đầu nở rộ. Dịch thuật chia làm hai trường phái, diễn dịch và chuyển ngữ. Trường phái diễn dịch đem văn bản nguồn diễn giải ra một cách đơn giản nhất sao cho số đông dân chúng có thể hiểu được mà không cần thuộc tầng lớp trí thức. Trường phái thứ hai la chuyển ngữ. Dịch văn bản gốc thành nhiều thứ tiếng khác nhau để thuận tiện cho việc truyền tải kiến thức và giao lưu văn hóa, thường là những tác phẩm về tôn giáo hoặc khoa học.


      Biên bản dịch thuật đồ sộ nhất là Kinh Thánh. Giữa thời kỳ in ấn được phát minh vào cuối thế kỷ thứ XVIII, Kinh Thánh đã được dịch ra năm mươi mốt ngôn ngữ khác nhau. Sau Kinh Thánh, cuốn sách “Imitatio Christi” đã vượt lên với số lượng ngôn ngữ dịch ra là 52 ngôn ngữ và cùng thời kỳ đó dịch ra thêm 12 ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Breton, Catalan, Cộng Hòa Séc, tiếng Hungary, Ba Lan, và Thụy Điển. Đến các tác phẩm cổ điển. Khoảng 1000 bản dịch các tác phẩm cổ điển từ tiếng Hy Lạp và La tinh được xuất bản chỉ trong năm 1600.

     Một cách khác để phân biệt các dịch giả là ở tính chất chuyên nghiệp và không chuyên của họ. Những người này hoạt động công tác dịch thuật hoặc là vì yêu nghề hoặc là vì kinh tế (không kể trường hợp vì cả hai mục đích trên). Trong thời kỳ đó có hàng ngàn các nhà hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật. Phần lớn đều là các dịch giả không chuyên, tham gia vào hoạt động dịch thuật chỉ một hai lần trong đời. Một vài dịch giả xuất thân từ tầng lớp quý tộc hoặc là các nhà cầm quyền, như vua James VI và I của Anh, và vua Philip IV của Tây Ban Nha. Các giáo sỹ dịch các sách của giáo sỹ, các nhà vật lý học dịch các sách về thuốc, luật sư dịch sách về luật pháp, họa sỹ và những người am hiểu về nghệ thuật thì dịch các sách về nghệ thuật và kiến trúc.


     Các dịch giả thường tự xem mình như những nhà đồng sáng tác. Vào thời kỳ này, biểu hiện thường thấy là tóm tắt lại văn bản gốc hoặc là mở rộng, để “phát triển” văn bản gốc, và thường thực hiện một số thay đổi văn bản gốc mà không báo trước.

    Có thể kết luận rằng, nhìn về tổng thể, dịch thuật ở châu Âu phát triển rất mạnh. Đặc biệt là sau sự mở rộng của tầng lớp độc giả bao gồm các nhóm xã hội mới như phụ nữ và thợ thủ công, và cũng từ đó là việc giảm từ từ sự phụ thuộc vào tiếng La Tinh như một ngôn ngữ chính. 

Nguồn: ST internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét